| Hotline: 0983.970.780

Nghi vấn 'sâu biển lạ' gây chết ngao hàng loạt tại Ninh Bình

Thứ Ba 12/03/2019 , 08:47 (GMT+7)

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Bình, thời gian qua, tại khu vực bãi nuôi ngao giống của huyện Kim Sơn (khu vực ngoài đê Bình Minh 3 đoạn từ ngánh Đứt đến ngánh Kim) đã xảy ra hiện tượng ngao ương bị chết bất thường với tỉ lệ chết cao.

Theo đó, Sở NN-PTNT Ninh Bình đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Bình, phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện Kim Sơn, Trạm Thủy sản Kim Sơn - Yên Khánh tiến hành kiểm tra lấy mẫu ngao, mẫu môi trường tại khu vực ngao bị chết gửi xét nghiệm kiểm tra nguyên nhân ngao bị chết.

17-34-20_53354532-1182679631910446-1305-4882-1555-1552194374
Tại khu vực ngao chết, có phát hiện một loài sinh vật lạ mà người dân địa phương thường gọi là sâu đất, sâu róm biển hay bọ nẹt biển

Qua kiểm tra và nắm tình hình tại các chủ nuôi ngao, ngao ương có hiện tượng chết rải rác bắt đầu từ ngày 3/2/2019, với tỉ lệ chết rất cao, từ 70 - 90%. Tại khu vực ngao chết, có phát hiện một loài sinh vật lạ mà người dân địa phương thường gọi là sâu đất, sâu róm biển hay bọ nẹt biển, với mật độ rất cao (hơn 200 con/m2) gây hại cho ngao ương. Chúng sử dụng trực tiếp ngao giống làm thức ăn. Các sinh vật lạ này còn gây bỏng rát cho da người khi trực tiếp tiếp xúc với chúng...

Chi Cục Chăn nuôi - Thú y Ninh Bình sau đó đã gửi mẫu ngao đến Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương để xét nghiệm bệnh Perkinsus (bệnh do ký sinh trùng Perkinsus sp, gây chết ngao hàng loạt phổ biến ở nước ta), gửi mẫu sinh vật lạ đến Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I để kiểm tra giống, loài của sinh vật lạ, đồng thời chỉ đạo Trạm Thủy sản Kim Sơn - Yên Khánh kiểm tra một số chỉ tiêu môi trường nhằm xác định nguyên nhân khiến ngao chết.

17-34-20_su-n-ngo-2-3884-1552281303
Cận cảnh sâu róm biển

Kết quả kiểm tra một số chỉ tiêu về môi trường cho thấy: Độ mặn tại thời điểm lấy mẫu là 170/00; các chỉ số môi trường như NH3, NO2, độ pH, oxy hòa tan đều nằm trong phạm vi cho phép, không ảnh hưởng đến nuôi ngao. Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm tại Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương cho thấy, các mẫu bệnh phẩm ngao bị chết đều âm tính với bệnh Perkinsus.

Trao đổi với NNVN, ông Trần Đức Thuận, Chủ tịch UBND xã Kim Đông (huyện Kim Sơn, Ninh Bình), địa phương có vùng bãi ngao xẩy ra hiện tượng ngao chết thời gian qua cho biết: Không chỉ đối với ngao ương, hiện tượng ngao nuôi thương phẩm cũng đã bị chết trong thời gian khoảng một tháng trở lại đây. Đến nay, nhiều diện tích ngao ương (và cả ngao thương phẩm) đã bị chết gần như 100%. Không chỉ có diện tích ngao của các chủ bãi ngao trên địa bàn xã Kim Đông (khoảng 400ha), mà các bãi ngao của các chủ bãi ngao đến từ các xã, huyện khác trong tỉnh thuê thầu tại vùng bãi triều khu vực đê Bình Minh 3 đều có hiện tượng ngao bị chết hàng loạt.

17-34-20_su-n-ngo-o-ninh-binh-3241-1552281304
Việc loài sinh vật này có phải là nguyên nhân gây chết ngao hay không thì chưa thể khẳng định

Theo ông Thuận, tại các vùng bãi ngao bị chết, đều có chung hiện tượng là xuất hiện loài sinh vật lạ với mật độ dày đặc (người dân địa phương hay gọi là sâu róm biển).

“Loài sâu biển này trước đây cũng đã từng xuất hiện tại vùng bãi triều ở đây, người dân thậm chí còn dùng cả một số loại thuốc để phun trừ chúng mới chết. Tuy nhiên năm nay, mật độ chúng rất dày đặc. Chúng thường theo dòng thủy triều dạt vào bãi triều nuôi ngao. Hiện các chủ bãi ngao cũng chỉ biết dùng lưới chắn khi thủy triều lên để ngăn chúng dạt vào, tuy nhiên vẫn không thể ngăn được triệt để. Còn việc loài sinh vật này có phải là nguyên nhân gây chết ngao hay không thì chưa thể khẳng định”, ông Thuận cho biết.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Sôi động mùa cá cơm

Ngư dân bãi ngang tỉnh Quảng Bình trúng đậm mùa cá cơm, cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi chuyến ra khơi.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất