| Hotline: 0983.970.780

Nghịch lý: 52% doanh nghiệp FDI báo cáo lỗ, vẫn mở rộng quy mô

Thứ Tư 22/05/2019 , 12:21 (GMT+7)

Theo một số Đại biểu Quốc hội, ngày càng có nhiều doanh nghiệp FDI khai báo lỗ trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này lại mở rộng quy mô sản xuất.

Ông Hoàng Văn Cường, Đoàn Đại biểu TP. Hà Nội.

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ dừng hoạt động

Ông Hoàng Văn Cường, Đoàn Đại biểu TP Hà Nội, cho rằng, các tập đoàn kinh tế tư nhân trong nước đang bị cạnh tranh hoặc rơi vào doanh nghiệp FDI. Chẳng hạn, chúng ta có lợi thế rất lớn trong lĩnh vực dệt may. Nhưng thực tế ngành dệt may hiện nay lại rơi vào tay của các nhà kinh tế thương mại, nguồn thu chủ yếu đến từ hoạt động gia công sản phẩm.

"Do đó, chúng ta cần xem xét lại để định hướng và  chọn lọc trong thu hút đầu tư nước ngoài, tránh tình trạng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước", Đại biểu (ĐB) Hoàng Văn Cường nói.

Hiện nay, khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra, dự báo dòng dịch chuyển của các nhà đầu tư Trung Quốc sang các nước khu vực Đông Nam Á sẽ diễn ra rất mạnh. Trong đó, Việt Nam là 1 trong những địa bàn thu hút rất mạnh luồng đầu tư này.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tư, 4 tháng đầu năm 2019, đăng ký FDI của Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng lên 241% so với năm 2018, ĐB Cường dẫn chứng và cho rằng: “Chúng ta cần có định hướng thu hút đầu tư; khi mà thu hút đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng, những doanh nghiệp trong nước ra đời nhiều nhưng tỷ lệ doanh nghiệp quy mô vừa và lớn bị dừng hoạt động cũng rất cao.

Năm 2017, số lượng doanh nghiệp quy mô phải vừa dừng hoạt động tăng 27% còn doanh nghiệp quy mô lớn dừng hoạt động tăng 52%. “Điều đó cho thấy, có thể có cuộc cạnh tranh rất lớn khi chúng ta thu hút các nhà đầu tư nước ngoài khiến doanh nghiệp trong nước mất chỗ đứng. Khi đó, chủ trương phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân sẽ khó khăn”, ông Cường nhận định.

Nghịch lý!

Điều đặc biệt, trong số 16.000 doanh nghiệp FDI hoạt động ở Việt Nam, có tới 52% doanh nghiệp FDI báo cáo lỗ, thậm chí mất vốn. Thế nhưng, tất cả các doanh nghiệp đó lại vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh. Điều đó cho thấy “lỗ hổng” trong quản lý và thu hút FDI hiện nay.

ĐĐ Cường cũng chỉ ra 1 loạt thống kê chỉ ra hiệu quả đầu tư của nhóm FDI đầu tư của một số nước thậm chí thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp trong nước.

Ví dụ, Đài Loan lợi nhuận trước thuế so với vốn của doanh nghiệp chỉ khoảng 3% hoặc Trung Quốc chừng 9%, thấp hơn các doanh nghiệp trong nước. “Điều đó đặt ra vấn đề thu hút FDI có cần tràn lan hay không”, ĐB Cường nói.

Mặt khác, Chính phủ cần coi trọng thu hút những lĩnh vực có thể chuyển giao công nghệ mới chứ không phải sử dụng các doanh nghiệp di chuyển mang đến Việt Nam những công nghệ mà một số nước không dùng nữa.

Đặc biệt, cần định hướng rất rõ trong thu hút những DN mới, tạo được chuỗi liên kết với các doanh trong nước để hình thành các tập đoàn kinh tế trong nước chứ không chỉ đơn thuần là những tập đoàn đầu tư nước ngoài mà không có liên kết với trong nước như hiện nay, ĐB Cường nói.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Công đoàn NN-PTNT Việt Nam phát động Tháng Công nhân và an toàn lao động

Sáng 24/4, tại Công đoàn NN-PTNT Việt Nam tổ chức phát động 'Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024'.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thanh tra tỉnh Bạc Liêu chỉ ra sai phạm tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi

Thanh tra tỉnh Bạc Liêu chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát điều tra đối với dự án mua sắm trang thiết bị y tế Bệnh viện Lao và Bệnh phổi của tỉnh.