| Hotline: 0983.970.780

Nghịch lý nhà máy nước sạch mùa khô: Nơi quá tải, nơi chẳng ai dùng!

Thứ Ba 28/05/2019 , 10:10 (GMT+7)

Bình Định đang đối mặt với thời tiết tiệm cận 40oC, nắng cháy da cháy thịt, nóng đến thở không nổi. Người dân nhiều địa phương đang quay quắt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, vậy mà có nhà máy nước sạch chẳng thể khai thác hết công suất do… chẳng ai dùng!

3 tháng nay, đường ống dẫn nước sạch về xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước) lúc tắt lúc thông, có thời điểm người dân phải “nhịn” dùng nước sạch nhiều ngày bởi nước không về. Tình trạng này kéo dài cả tháng trời khiến gần 500 hộ dân ở các thôn Vinh Quang 2, Kỳ Sơn, Lộc Thượng, Phụng Sơn (xã Phước Sơn) thường xuyên lâm cảnh thiếu nước sinh hoạt. Không thể sống không có nước, người dân phải mua nước với giá 1.000 - 1.500 đồng/bình để sinh hoạt.

09-21-25_1
Người dân xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước) phải đi mua nước sinh hoạt.

Một người dân xóm 19, thôn Vinh Quang 2 (xã Phước Sơn), nơi bị thiếu nước sạch sinh hoạt trầm trọng suốt mất tháng qua bức xúc: “Mấy năm trước thỉnh thoảng chúng tôi mới bị cúp nước, nhưng từ đầu năm đến nay thiếu nước sạch cả tháng trời. Nhà nào có máy bơm thì có nước dùng, rồi bán cho cả xóm. Hộ nào cũng tốn tiền mua nước đến 300.000đ – 400.000đ/tháng mà nước mua chỉ dùng để nấu ăn. Tắm rửa, giặt đồ phải dùng nước mặn của đầm Thị Nại, tắm xong xối qua nước ngọt để tiết kiệm nước. Có người cả tuần không tắm vì không có nước. Khu vực này không khoan giếng được nên chỉ sử dụng duy nhất nước máy”.

Ông Nguyễn Như Giàu, Chủ tịch Chủ tịch UBND xã Phước Sơn, cho biết: “Trong thời tiết nắng nóng kéo dài lại thiếu nước sinh hoạt, người dân rất bức xúc. Bởi, nhà máy nước sạch đóng tại xã Phước Hiệp có nhiệm vụ cung cấp nước cho người các dân xã Phước Hiệp, Phước Sơn, Phước Thuận nhưng không đủ công suất nên mới như vậy”.

Trong khi đó, công trình cấp nước sinh hoạt xã Mỹ Phong (huyện Phù Mỹ) được đầu tư xây dựng, nâng cấp với số tiền hàng tỷ đồng, công suất thiết kế hơn 330m3 nước/ngày đêm, nhưng hiện chỉ tiêu thụ chưa tới 20m3/ngày đêm.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết vào năm 2007 công trình được xây dựng nhằm cung cấp nước sinh hoạt cho người dân ở các thôn phía Đông của xã Mỹ Phong, gồm Phú Nhiêu, Gia Hội, Phú Quang và Vĩnh An. Công trình đi vào hoạt động nhưng không phát huy hết tác dụng, phần lớn ngưng hoạt động do 1 số hạng mục bị hư hỏng, xuống cấp.

Đến năm 2016, Nhà máy cấp nước sạch Phù Mỹ tiếp quản, vận hành công trình cấp nước sinh hoạt xã Mỹ Phong và được UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ thêm hơn 2 tỷ đồng nữa để sửa chữa, nâng cấp nhằm đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho người dân các thôn phía Đông của xã.

09-21-25_2
Hoang phí nhà máy nước Mỹ Phong (huyện Phù Mỹ) do không khai thác được.

Ấy thế nhưng đa số người dân ở các thôn nói trên lại không có nhu cầu sử dụng nước từ công trình này, mà chỉ dùng nước giếng khoan hoặc giếng khơi để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Hiện công trình chỉ cung cấp nước cho 1 số hộ dân ở thôn Phú Nhiêu và Gia Hội (xã Mỹ Phong), lượng tiêu thụ chưa tới 20m3 nước/ngày đêm. Dù công trình cấp nước sạch này hoạt động chẳng là mấy, nguồn thu không đáng kể, nhưng Nhà nước vẫn phải “tiêu tốn” 4 cán bộ, nhân viên túc trực để vận hành.

Trong khi đó, hàng trăm hộ dân ở các thôn Văn Trường, Văn Trường Tây, Phước Chánh (xã Mỹ Phong) rất mong được sử dụng nước từ công trình này, nhưng nước không về tới.

Ông Thái Bình Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Phong, tha thiết: “Hệ thống đường ống dẫn nước được đấu nối từ công trình cấp nước sinh hoạt xã Mỹ Phong chỉ mới tiếp giáp QL1A, đoạn gần khu vực đèo Nhông, nên chưa thể cấp nước cho người dân ở các thôn Văn Trường, Văn Trường Tây, Phước Chánh.

Trong khi đó, vào mùa nắng nóng, các thôn này luôn thiếu nước sinh hoạt, người dân gặp nhiều khó khăn. Địa phương mong các cấp trên đầu tư kinh phí lắp đặt đường ống đấu nối với nhà máy các thôn thiếu nước; vừa đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân, vừa không để công trình cấp nước sinh hoạt bị lãng phí”.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm