| Hotline: 0983.970.780

Nghịch lý tiền thưởng

Thứ Tư 08/09/2010 , 09:44 (GMT+7)

Navibank Sài Gòn sau khi "thoát chết" trên sân Chi Lăng, các cầu thủ được nhận 5 tỷ tiền thưởng - bằng khoản tiền mà đồng nghiệp ở Hà Nội T&T nhận được khi đăng quang V-League 2010.

Navibank Sài Gòn sau khi "thoát chết" trên sân Chi Lăng, các cầu thủ được nhận 5 tỷ tiền thưởng - bằng khoản tiền mà đồng nghiệp ở Hà Nội T&T nhận được khi đăng quang V-League 2010.

Nhẽ đời có cái sự lạ. Một đội bóng thi đấu rất dở từ đầu mùa đến giờ, cả cầu thủ lẫn HLV đều đáng lẽ phải bị cho vọt thì lại nhận được số tiền bằng đội đoạt chức vô địch, cao hơn nhiều lần số tiền BTC thưởng cho đội đăng quang. Hóa ra, cái cúp cũng chẳng cao sang gì những kẻ "sát đáy", chỉ hơn cái danh. Còn tiền thì bằng nhau cả.

Thực ra, các ông bầu cũng biết thưởng tùm lum như thế là không ổn, song lỡ đâm lao thì phải lao theo bởi lý luận: "Cầu thủ không thấy tiền, không đá". Thế thì đồng lương mỗi tháng họ nhận mấy chục triệu để làm gì, uống nước suông và tập cho khỏe người thôi sao? Từ vị thế ông chủ đội bóng, những người trả tiền cho người lao động bỗng trở thành nô lệ xét theo nhiều nghĩa. Bỗng dưng trong bóng đá có khái niệm mới: phong bì đi liền phong độ.

Chẳng phải chỉ riêng gì trận play-off mà Navibank Sài Gòn phải đá, giờ ở V-League, thậm chí là cả hạng Nhất, cầu thủ cứ ra sân là có giải thưởng to đùng treo trước mặt. Nó như kiểu mồi nhử câu cá mà các cầu thủ như là ngư phủ, hùng hục chạy, phăm, găm bóng vào lưới đối phương và "gặt mồi". Đương nhiên, thưởng cỡ nào mới đá hết sức, chứ bèo quá thì xin thưa các ông bầu, cầu thủ "nghỉ khỏe" cho đỡ mệt thân.

Kể ra vì thưởng mà đá máu âu cũng là một mặt tích cực cho bóng đá nước nhà. Nhưng mặt phải thì ít, mà mặt trái thì nhiều, nó khiến các cầu thủ dần mất tư cách, tự cho mình có cái quyền mặc cả với những người trả lương cho mình, thậm chí ra giá thẳng. "Thuận thì sống, chống thì chết" - các ông chủ có toàn quyền… lựa chọn. Điều ấy khiến cả V-League, hạng Nhất trở nên bát nháo, thiếu kỷ cương.

Đấy chính là sự thiếu chuyên nghiệp của nền bóng đá mà VFF đang cố gắng gọi đó là chuyên nghiệp. Bởi ở các nền bóng đá đã chuyên nghiệp rồi trên thế giới, khi ký hợp đồng người ta chỉ nói đến lương năm và xem đó là phần thu cố định và nhiều nhất trong năm. Cầu thủ ở họ cũng có được thưởng, nhưng là khi giành được ngôi vô địch, hoặc một thành tích nhất định chứ không bát nháo như ở ta.

Mà thôi, phân tích nhiều làm gì nhỉ? Các ông bầu khi nhảy vào muốn thông qua bóng đá để đánh bóng hình ảnh. Bởi thế ai cũng muốn mình làm "đại gia", nhà giàu nên không tiếc tiền chi cho cầu thủ. Mà càng thế thì càng không thể để đối thủ qua mặt trong chuyện tiền nong. Nên cuộc đua tiền thưởng chưa thể có hồi kết ở bóng đá Việt Nam và tạo nên những nghịch lý…

Xem thêm
Giáo sư Tô Ngọc Thanh trọn đời tâm huyết văn hóa dân gian

Giáo sư Tô Ngọc Thanh, một nhân vật tâm huyết với sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa dân gian, vừa qua đời ở tuổi 90 vào sáng 24/4 tại Hà Nội.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.