| Hotline: 0983.970.780

Nghiên cứu khoa học trong doanh nghiệp

Thứ Ba 07/12/2010 , 10:19 (GMT+7)

Chúng ta đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thế giới...

Phân tích kiểm định hạt giống tại TSC
Chúng ta đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thế giới. Chúng ta cũng biết rằng trong nền kinh tế hiện đại và toàn cầu hóa ngày nay, mỗi sản phẩm đều chứa đựng một hàm lượng trí tuệ nhất định, sản xuất không chỉ trong một DN, một quốc gia mà còn ở nhiều DN, nhiều quốc gia khác nhau.

Nền kinh tế nước ta đang hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, tích cực tham gia vào quá trình tự do hóa thương mại khu vực và thế giới. DN Việt Nam hiện nay muốn phát triển không có con đường nào khác là phải xây dựng chiến lược phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng vào sản xuất kinh doanh, tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh cao.

Cty CP Giống cây trồng Thái Bình (TSC) ý thức sâu sắc được điều đó và năm 2001 đã xây dựng chiến lược phát triển dựa trên cơ sở lấy khoa học công nghệ làm nền tảng, trong đó phương châm hành động là “Trí tuệ - Công nghệ - Quan hệ”.  Sau đây là một số kết quả được thể hiện ở ba lĩnh vực trên.

1. Nghiên cứu khoa học

Tổ chức nghiên cứu khoa học được coi là hướng mũi nhọn trong hoạt động KHCN của TSC. Năm 2002 TSC đã thành lập Phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới (SPM) và đến năm 2007 đã thành lập Trung tâm nghiên cứu phát triển SPM  do Tổng giám đốc trực tiếp làm Giám đốc trung tâm.

TSC đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nghiên cứu. Hiện nay TSC được đánh giá là đơn vị có cơ sở vật chất cho nghiên cứu, sản xuất, chế biến, kiểm tra chất lượng tốt nhất hệ thống giống cây trồng Việt Nam.

Trong 10 năm qua TSC đã chủ trì và tham gia thực hiện hơn 20 đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh và DN. Trong đó có những đề tài mà kết quả có ý nghĩa và hiệu quả kinh tế xã hội rất lớn như đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng mới…”. Thực hiện đề tài này công ty đã tổ chức nghiên cứu lai tạo hàng trăm cặp lai mới, thu thập và bảo tồn hàng ngàn vật liệu quý, khảo nghiệm hàng ngàn giống cây trồng từ khắp nơi trên thế giới và trong nước gửi đến khảo nghiệm.

Đặc biệt trong 5 năm gần đây, mặc dù chưa được đầu tư nhiều kinh phí từ ngân sách nhưng TSC đã được công nhận 7 giống cây trồng Quốc gia, đó là các giống lúa TBR-1, TBR36, BC15, CNR36, Thái Xuyên 111, lạc TB25 và một giống hợp tác với Trung tâm khảo kiểm nghiệm Quốc gia. Những giống mới không những cho năng suất cao mà còn có chất lượng tốt. Đây chính là những đóng góp rất lớn của TSC cho nền nông nghiệp Việt Nam; góp phần tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho nông dân.

 Hiện nay TSC đang gửi đi khảo nghiệm Quốc gia 10 giống cây trồng mới, trong đó có giống là sản phẩm chào mừng Đại hội Đảng XI mang tên Đại hội Đảng bộ Thái Bình - ĐH18.

Một số sản phẩm khoa học công nghệ của TSC:

Theo số liệu thống kê vụ mùa 2009 cơ cấu 2 giống TBR-1 và BC15 tại Thái Bình chiếm 69,7%. Vụ mùa 2010, riêng giống BC15 tại Thái Bình khoảng 40-45% diện tích, tương đương 32.000-35.000 ha. Năng suất BC15 cao hơn các giống khác từ 1-2 tấn/ha, giá cao hơn 1.000-1.500đ/kg. Giá trị gia tăng của giống này ở một vụ trên đất Thái Bình đã là khoảng 250-300 tỷ đồng. Trong khi đó lượng giống mà TSC cung cấp tại Thái Bình chỉ hết 20%. Như vậy chỉ trong một vụ sản xuất, một giống lúa của TSC đã mang lại giá trị gia tăng trên ngàn tỷ đồng cho nông dân cả nước.

Các giống cây trồng mới của TSC sau khi được công nhận giống quốc gia đã nhanh chóng phát triển trong cả nước. Ví dụ giống D.ưu 527 là giống lúa lai đầu tiên được công nhận tại Việt Nam (sản phẩm hợp tác giữa Trung tâm khảo kiểm nghiệm Quốc gia, Trường ĐHNN Tứ Xuyên –Trung Quốc và TSC). Hiện nay D.ưu 527 là một trong số ít giống có tỷ trọng lớn trong cơ cấu lúa lai ở miền Bắc; TBR-1 và BC15 đã là giống chủ lực trong cơ cấu SX của nhiều tỉnh trong cả nước… Những giống lúa nêu trên đã góp phần chuyển đổi cơ cấu giống lúa của Thái Bình và miền Bắc; góp phần tăng năng suất lúa của Thái Bình liên tục trong nhiều năm qua đạt trên 13 tấn/ha, dẫn đầu miền Bắc.

2. Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Trong nền kinh tế toàn cầu hóa thì sở hữu trí tuệ là lĩnh vực hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp và các tác giả nghiên cứu. TSC đã sớm nhận thức được điều này nên đã chủ động xây dựng thương hiệu và đăng ký thương hiệu. Thương hiệu của TSC được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ đầu tiên trong ngành giống cây trồng Việt Nam.

TSC cũng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên xây dựng thương hiệu và mua bản quyền giống cây trồng; góp phần thúc đẩy hình thành thị trường thương hiệu và bản quyền giống cây trồng đồng thời thúc đẩy xã hội hoá nghiên cứu lai tạo, chọn lọc giống cây trồng. Đến nay TSC đã đăng ký bảo hộ bản quyền di truyền 10 giống cây trồng mới tại Văn phòng bảo hộ Bộ NN -PTNT và hơn 14 nhãn hiệu sản phẩm tại Cục Sở hữu trí tuệ.

3. Ứng dụng công nghệ vào SXKD và quản lý

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh và quản lý là một đòi hỏi bức thiết hiện nay đối với các DN. TSC rất chú trọng đến việc ứng dụng khoa học công nghệ mới vào hoạt động của mình, trong đó nổi bật là lĩnh vực lai tạo giống mới, chế biến, bảo quản và cơ giới, tự động hóa trong quá trình sản xuất được lãnh đạo Bộ NN -PTNT đánh giá Thái Bình là tỉnh đầu tiên công nghiệp hóa trong ngành giống cây trồng ở Việt Nam.

Không những chỉ ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất mà còn cả trong quản lý. Năm 2003 TSC đã xây dựng và triển khai thực hiện đề tài “Chiến lược phát triển sản phẩm mới”; năm 2001 TSC đã thực hiện nối mạng và 2002 đã triển khai ứng dụng các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế vào hoạt động của doanh nghiệp. Đến nay TSC là đơn vị duy nhất trong ngành giống cây trồng Việt Nam áp dụng 2 hệ thống quản lý ISO và năm 2009 đã được Bộ KHCN giúp đỡ áp dụng hệ thống quản lý tổng hợp TQM.

Chất lượng sản phẩm cao luôn là một đòi hỏi của thị trường. Chúng tôi luôn ý thức rằng: chất lượng sản phẩm là uy tín, là thương hiệu, là sự sống còn của doanh nghiệp. Sản phẩm của TSC đã được bà con nông dân cả nước tín nhiệm và đã 4 lần được Bộ KHCN tặng giải chất lượng Việt Nam, 2 lần được tặng giải thưởng Sao Vàng Đất Việt và Cúp Vàng ISO.

4. Đào tạo và hội nhập

Để nhanh chóng tiếp thu được tiến bộ KHCN mới TSC đã đồng thời tiến hành đổi mới nguồn nhân lực và thiết lập các mối quan hệ với các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước. Hiện nay TSC đã hoàn thành cơ cấu và đào tạo lại nguồn nhân lực với 53% lao động có trình độ từ trung cấp trở lên, 45% có trình độ đại học và trên đại học. Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác. Hiện nay TSC là thành viên của Hiệp hội giống Châu Á Thái Bình Dương (APSA) và có quan hệ với rất nhiều viện nghiên cứu, trường đại học và các DN trong và ngoài nước.

Kết quả của quá trình ứng dụng KHCN và đổi mới quản lý trong nhiều năm qua đã giúp cho TSC có tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm, đặc biệt 2009 và 2010 tốc độ tăng trưởng 50%/năm, trở thành một trong những công ty giống cây trồng hàng đầu của Việt Nam, có tầm ảnh hưởng lớn trên thị trường cả nước và có uy tín trong thị trường khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm