| Hotline: 0983.970.780

Nghiên cứu khoa học trong lâm nghiệp thay đổi rõ rệt

Thứ Năm 18/05/2017 , 13:10 (GMT+7)

Vừa qua, Báo NNVN đăng tải loạt bài "Sống tốt nhờ rừng" phản ánh nhiều mô hình kinh tế lâm nghiệp trên khắp cả nước.

Các bài viết đã khẳng định giá trị to lớn của ngành kinh tế lâm nghiệp, và cũng đặt ra những câu hỏi lớn cho ngành này.

Làm thế nào để lâm nghiệp phát triển và đóng góp hiệu quả vào nền kinh tế, các chính sách lâm nghiệp hiện nay có gì vướng mắc, đặc biệt là khoa học lâm nghiệp có vai trò như thế nào trong định hướng phát triển ngành lâm nghiệp tới đây? Những câu hỏi này, chúng tôi đã đặt ra với người đứng đầu Viện Khoa học Lâm nghiệp VN, GS.TS Võ Đại Hải.

15-50-59_img_1777
GS.TS Võ Đại Hải - Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam


Những thành tựu

Trước yêu cầu của thực tiễn cũng như đòi hỏi của ngành lâm nghiệp trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, lĩnh vực nghiên cứu khoa học lâm nghiệp trong những năm gần đây có sự chuyển mình, thay đổi rõ rệt, đặc biệt trong lĩnh vực giống và lâm sinh. Theo chia sẻ của GS.TS Võ Đại Hải - Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS), điểm đột phá của Viện trong hai năm trở lại đây là hiện tất cả các đề tài của Viện trước khi được đồng ý thông qua cũng như khi công nhận, kết thúc đề tài đều phải chứng minh được là đề tài đã đi vào thực tiễn cuộc sống.

Cụ thể, sau khi Bộ NN-PTNT ban hành đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung, trong đó có ngành lâm nghiệp nói riêng cũng như sửa đổi thông tư quản lí về khoa học công nghệ, VAFS đã yêu cầu tất cả các sản phẩm, công trình, đề tài phải làm thủ tục công nhận và tiến bộ kỹ thuật. Trong khi đó trước đây, đa phần các đề tài nghiên cứu sau khi bảo vệ xong thường để đấy nên tỉ lệ ứng dụng vào thực tiễn rất thấp.

Số liệu thống kê năm 2016 cho thấy, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt trên 7 tỉ USD, bên cạnh đó thị trường đồ gỗ nội địa ước tính giá trị khoảng 3,5 tỉ USD, do đó nhu cầu gỗ có chứng chỉ trong chế biến lâm sản vô cùng lớn. Nắm bắt được nhu cầu này nên một trong những nhiệm vụ nghiên cứu trọng tâm thời gian tới của Viện là tìm kiếm các giải pháp về giống và kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn. Chuyển đổi một phần trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn.

“Những năm trước, VAFS làm ra rất nhiều giống tốt, nhiều tiến bộ kỹ thuật hay nhưng ít được chú ý do bản thân các nhà khoa học không giỏi và có phần thờ ơ khâu quảng bá. Hiện Viện đã công nhận được 7 tiến bộ kỹ thuật trong lâm nghiệp nên rất mong Bộ hay Chính phủ có những cơ sở dữ liệu quốc gia để có thể đưa các tiến bộ mới đến cho các địa phương, doanh nghiệp, người dân tiếp cận”, GS.TS Võ Đại Hải.

Hiện nay Viện có trên 200 bộ giống lâm nghiệp đa dạng, phong phú, chất lượng cao kèm theo một số giống có khả năng kháng được một số sâu bệnh hại, đủ số lượng, chủng loại phục vụ cho từ trồng rừng gỗ lớn, trồng rừng kinh tế, trồng rừng phòng hộ lẫn lâm sản ngoài gỗ.
 

Con đường phía trước

Cũng theo chia sẻ của GS.TS Võ Đại Hải, mặc dù đã đạt được rất nhiều thành công, nhưng phải thừa nhận ngành lâm nghiệp vẫn còn rất nhiều tồn tại, hạn chế chưa tìm ra giải pháp hiệu quả. Trong khi việc công nhận bản quyền giống và sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực cây lương thực, thực phẩm phát triển mạnh mẽ thì với lĩnh vực lâm nghiệp gần như không có doanh nghiệp nào tham gia.

Nguyên nhân do đặc thù ngành lâm nghiệp thời gian đầu tư rất dài, rủi ro lớn, song việc bảo vệ bản quyền giống gần như không thực hiện được vì chưa có chế tài. “Hiện nay chiếm trên 90% việc nghiên cứu và sản xuất giống lâm nghiệp do các đơn vị nghiên cứu khoa học đảm nhiệm, không có bất cứ doanh nghiệp lớn nào tham gia làm giống lâm nghiệp cũng như nghiên cứu lâm sinh. Đa phần các hộ trồng rừng chỉ đến Viện lấy giống gốc duy nhất 1 lần và hầu như không bao giờ quay lại nữa”, GS.TS Võ Đại Hải cho biết.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mang tính sống còn thời gian tới của VAFS là triển khai nhiệm vụ Bộ NN-PTNT giao phó, xây dựng hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam. Cụ thể, song song với tiếp tục sử dụng tiêu chuẩn FCS, các nhà khoa học của Viện sẽ xây dựng 2 bộ tiêu chuẩn Quốc gia sẽ được quốc tế công nhận (PEFC).

15-50-59_img_1771
Để hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, nghiên cứu khoa học đóng vai trò cực kỳ quan trọng

Hiện tại, VAFS đã thành lập được Ban Chỉ đạo Quỹ chi trả dịch vụ môi trường rừng và chứng chỉ rừng Quốc gia kết hợp với nâng cao nhận thức của chủ rừng về 2 bộ tiêu chuẩn này. Bởi nếu gỗ được cấp chứng chỉ rừng bền vững, thì giá trị tăng thêm 20 - 30% so với giá trung bình của thị trường.

Khi có được bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn này, sức bật từ kinh tế rừng sẽ rất nhanh, bởi đó chính là tờ giấy thông hành quan trọng chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp các sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới. Vui hơn nữa là sau 6 năm trời đàm phán ròng rã, hiện Việt Nam và EU vừa ký kết hiệp định VPA FLEGT mở đường cho việc xuất khẩu các sản phẩm gỗ hoặc chế biến từ gỗ của Việt Nam vào thị trường châu Âu.

Do vậy, mục tiêu xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của ngành lâm nghiệp đề ra đến năm 2020 đạt 9 - 10 tỷ USD là hoàn toàn khả thi.

+ Từ năm 2016, VAFS tiến hành thí điểm việc bảo hộ bản quyền giống, yêu cầu trong nội bộ Viện khi sử dụng các sản phẩm, vật liệu, đề tài, ứng dụng đã được công nhận là tiến bộ kỹ thuật phải trẻ tiền và % cho bản quyền tác giả. Trên cơ sở đó, Viện sẽ nghiên cứu trình Bộ NN-PTNT ban hành các quy định về bảo hộ bản quyền giống lâm nghiệp trong thời gian tới.

+ Theo VAFS, lâu nay chúng ta trồng rừng quảng canh quen rồi, giờ phải thay đổi tư duy đầu tư kinh tế rừng có chiều sâu trên diện tích đất sản xuất. Đầu tiên phải chọn lựa được giống tốt, sau đó các biện pháp lâm sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi sẽ giúp tăng năng suất, chất lượng hiệu quả thêm 25 - 30%. Cuối cùng, phải quy hoạch gắn với chế biến, tìm thị trường tạo thành chuỗi liên kết, tạo điều kiện, cơ chế tốt nhất thu hút doanh nghiệp tham gia.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm