| Hotline: 0983.970.780

Nghìn năm Hương Phúc

Thứ Tư 10/08/2011 , 11:22 (GMT+7)

Làm trưởng thôn nhưng ông Quyết cũng không biết làng Phúc Linh kết chạ với Hương Câu tự bao giờ.

Làm trưởng thôn nhưng ông Quyết cũng không biết làng mình kết chạ với Hương Câu tự bao giờ. Chỉ biết khi ông còn là cậu bé chăn trâu đã được dạy rằng mỗi khi gặp người làng bên ấy thì phải lạy anh, lạy chị và xưng mình là thân em.  

>> Vì chúng ta chung giọt máu đào
>> Ân nghĩa làng quê

Hồ sơ ân nghĩa

Trưởng thôn Phúc Linh (xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang) Nguyễn Văn Quyết nói rằng dân mình còn nghèo lắm. Đi khắp Phúc Linh một lượt, những ngôi nhà ngói kiểu cổ nằm san sát nham nhở màu gạch theo thời gian. Thứ màu mà ông trưởng thôn ví von gọi là màu nghèo.

Nhà ông Quyết cũng thuộc diện nghèo. Không nghèo sao được khi cả thôn chỉ có 250 mẫu lúa chia cho 1.600 nhân khẩu. Thế nên thống kê mới nhất Phúc Linh còn tới 20% hộ gia đình thuộc diện khó khăn cũng chẳng có điều gì lạ. Cuộc sống xem chừng còn nhiều vất vả nhưng ông nói dân mình có thể nghèo tiền nghèo của nhưng không bao giờ nghèo nghĩa nghèo tình. Nhắc đến chuyện kết nghĩa giữa Phúc Linh với làng Hương Câu bên ạnh vị trưởng thôn đang buồn vì cái nghèo của quê hương quay ngoắt lại chuyển sang tự hào.

Làm trưởng thôn nhưng ông Quyết cũng không biết làng mình kết chạ với Hương Câu tự bao giờ. Chỉ biết khi ông còn là cậu bé chăn trâu đã được dạy rằng mỗi khi gặp người làng bên ấy thì phải lạy anh, lạy chị và xưng mình là thân em. Để tìm hiểu mối lương duyên nghìn năm ấy trưởng thôn Phúc Linh dẫn tôi ra đình rồi cho vời tọa lão các cụ ông ở trong ban hương ước làng.

Ban hương ước làng Phúc Linh gồm 5 cụ ông đều ở tuổi gần đất xa trời. Có người là thầy giáo, người là cán bộ quân đội về hưu, có ông là nông dân nhưng được dân kính trọng bầu ra đảm nhiệm việc làng. Tiếp chúng tôi, cả 5 cụ lão thắp hương khấn thánh thần của làng để xin được mở cuốn sổ Mối tình kết nghĩa anh em Hương Câu – Phúc Linh hay còn gọi bằng cái tên: Hồ sơ ân nghĩa Hương Phúc. 

Con đường ân nghĩa ở Phúc Linh mang tên Hương - Phúc

Hồ sơ ân nghĩa ấy là tập giấy đã bạc màu chia làm hai phần. Mỗi một phần ghi rõ những việc làng này giúp đỡ làng kia theo trình tự thời gian cụ thể. Nhiều việc đến mức tập viết tay hàng trăm trang đều chi chít chữ và đủ loại giấy qua từng giai đoạn lịch sử. Việc nghĩa đầu tiên được ghi lại xẩy ra cách đây đúng một nghìn năm khi Phúc Linh xây dựng đình làng. “Thời ấy chỉ có đá ong ở làng Hương Câu xây dựng đình mới đẹp. Trong lúc dân làng Phúc Linh thiếu thốn đủ bề thì một đêm nọ dân Hương Câu lẳng lặng khiêng đá xuống giúp. Sáng ra họ cùng nhau hò lên một tiếng rồi về. Dân Phúc Linh nghe tiếng hò kéo ra thì chỉ còn lại những chồng đá ong được xếp rất ngay ngắn”. Trưởng ban hương ước thôn Phúc Linh Tạ Đăng Thịnh (74 tuổi) đọc rõ.

Trong tập hồ sơ ân nghĩa, không ít việc làm hỗ trợ nhau giữa hai làng có tính chất cực kỳ quan trọng. Một năm lúa đồng Hương Câu chín rũ, không kịp cắt khi trời sắp có bão. Dân Phúc Linh gặt đã vãn nên hàng trăm người quanh gánh, liềm hái kéo lên giúp dân Hương Câu trước khi cơn bão tràn về. Sau đó một năm ở Phúc Linh trời hạn hán kéo dài, mạ đã đến tuổi mà không có nước cấy, dân Hương Câu đánh hơn trăm con trâu bò xuống cày bừa giúp Phúc Linh cấy kịp thời vụ.

Hay như năm 1938, dân Hương Câu sống khổ chết sở vì phải chịu thuế 3 vạn của thực dân Pháp. Binh lính kéo về làng ăn uống phá phách thỏa thuê rồi bắt người Hương Câu còng lưng ra gánh chịu. Đau lòng trước việc “bên anh” gặp họa, dân Phúc Linh góp tiền lên hỗ trợ rồi mang trâu bò, của cải về giữ hộ. Hết nạn thuế 3 vạn, họ lại làm lễ mang toàn bộ số tài sản ấy sang trả lại cho làng Hương Câu.

Ân nghĩa từ xưa đến nay đã quá nhiều và chắc chắn tập hồ sơ ân nghĩa ngày càng dày thêm khi cứ có việc lớn làng này là làng kia lại mang tiền của sang hỗ trợ. Ngôi đình Phúc Linh mà các cụ lão trong ban hương ước làng tiếp chúng tôi được làm mới vào năm 2006. Chuyện góp công của xây đình, hồ sơ ghi rằng, thời điểm đó, ngoài 44 triệu đồng tiền mặt, dân Hương Câu huy động 500 người mang theo xe công nông, xe cải tiến kéo sỏi lấp sân đình.

 “Vào năm xây đình gặp trời mưa, đường đất nhão nhoét, khổ sở không ai bằng vậy mà dân anh vui vẻ giúp chẳng than vãn nửa lời. Hết buổi dân anh ai về nhà nấy ăn cơm xong lại sang làm tiếp. Ròng rã cả năm trời như thế, đến lúc đình xây xong, tính toán ra bên dân anh còn đóng góp nhiều hơn cả dân mình”. Các cụ lão Phúc Linh đồng thanh.

Từ những việc làm đầy ân nghĩa như thế, tình cảm Hương - Phúc ngày thêm sâu nặng. Bây giờ, nếu một người làng này có việc đến làng kia đều có thể vào bất cứ một gia đình nào ăn ngủ như chính ở nhà mình.

 Bản quy ước Hương Phúc

Trưởng ban hương ước Phúc Linh Tạ Đăng Thịnh là người được kính trọng nhất ở ngôi làng cổ này. Ngoài việc là một ông giáo về hưu ông được dân kính trọng một phần vì ông là người tham gia vào “Hội nghị soạn thảo hương ước Hương Phúc” vào năm 1988. Chỉ riêng chuyện ấy cũng đủ để ông giáo về hưu có thể ngồi ghế trên mỗi khi trong làng có việc. 

Các cụ lão làng Phúc Linh và bản hương ước chung Hương – Phúc

Ông Thịnh bảo rằng, dù đã có với nhau hàng nghìn năm ân nghĩa nhưng thỉnh thoảng các chức sắc hai làng phải ngồi lại với nhau để bàn bạc xem thử bản hương ước có điều gì phải sửa đổi không. “Vừa để phù hợp với cuộc sống mới, vừa thắt chặt hơn nữa tình cảm đã thành truyền thống Hương Phúc”, cụ Thịnh nói.

Hiện hai làng Hương - Phúc đang sử dụng bản quy ước lập năm 1988. Đó là một bản hương ước chung giữa hai làng có tên "Mối tình Hương Phúc", bao gồm 5 điều bắt buộc: Tình cảm hai làng luôn phải tuân theo sự chỉ đạo của Đảng, chính quyền; Dân hai làng phải khiêm nhường, tôn kính lẫn nhau; Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau không kể người già hay trẻ nhỏ; Thường xuyên quan tâm đến nhau về mặt tinh thần, thăm hỏi, chia sẻ lẫn nhau những lúc khó khăn hoạn nạn; Nếu muốn thay đổi hương ước chung cần phải có sự đồng thuận của cả hai bên.

Ngoài chuyện hai làng Hương - Phúc kết nghĩa ở vùng quê Hương Lâm thì con cháu họ đi làm ăn xa cũng biết cách yêu thương đùm bọc nhau lắm. Trưởng thôn Quyết khoe làng mình hiện có một đại gia chăn nuôi ở tận Đồng Nai tên Nguyễn Đắc Kháng với khoảng 4.000 con lợn. Điều đáng quý là ông Kháng này thường xuyên giúp đỡ người làng Hương Câu mỗi khi có việc cần. “Dân làng anh vào đấy làm ăn cũng nhiều. Mỗi lần họ về tôi đều hỏi chuyện và nghe nói rằng dù ở bất cứ nơi đâu thì tình nghĩa Hương - Phúc đều vẹn tròn như nhau cả”, ông Quyết phấn khởi.

Riêng ra từng quy định, cũng như bao ngôi làng khác trong phong tục kết chạ lạ lùng, hai làng Hương – Phúc trai gái không bao giờ được lấy nhau và dân hai làng tuyệt đối không được đánh nhau. Năm ngoái, một phụ nữ làm nghề xay giò chả ở làng Hương Câu trên đường đi làm qua làng Phúc Linh không may tông xe máy vào một đứa trẻ. Em trai trưởng thôn Quyết chứng kiến chuyện ấy định xông vào đòi đánh. Sau khi phát hiện ra người phụ nữ ấy ở bên “làng anh”, trưởng thôn phải triệu tập một cuộc họp bao gồm các ụ lão hai làng để giải quyết.

Sau khi bàn bạc hai bên thống nhất rằng: Người tông xe chẳng qua gặp chuyện không may, còn em trai ông Quyết là người đòi đánh đã vi phạm hương ước chung hai làng nên phải sang tận “làng anh” lạy tạ và xin lỗi. Ông trưởng thôn kể câu chuyện ấy để khẳng định rằng, dù ở nơi này hay nơi khác chưa bao giờ có chuyện dân hai làng xích mích với nhau chứ đừng nói đến chuyện đánh đập.

Còn chuyện yêu đương trai làng này với gái làng kia, các cụ lão khẳng định suốt một nghìn năm qua chưa có ai vi phạm quy định trai gái hai làng không được lấy nhau. Cụ Thịnh bảo rằng nghe thì có vẻ bảo thủ, nhưng xét ở một khía cạnh nào đó thì quy định này muốn dân hai làng xem nhau như anh em ruột thịt. Ngoài ra đời sống vợ chồng tất có cặp cơm không lành canh chẳng ngọt. Lỡ may hai làng có một cuộc hôn nhân nào tan vỡ thì sẽ ảnh hưởng đến tình kết nghĩa anh em.

 “Kết chạ có nghĩa là kết nghĩa anh em. Nhưng hai làng kết chạ với nhau thì làng này đều phải gọi làng kia là thân anh và nhận mình là thân em cả. Từ đứa trẻ lên ba đến những cụ cao niên nhất làng đều phải thế. Thành ra chuyện trai gái yêu đương cũng khó khi mà suy nghĩ của mỗi người làng này đều xem người làng kia như ruột thịt của mình”, trưởng thôn Quyết nói. (Hết)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm