| Hotline: 0983.970.780

Ngô biến đổi gen chậm tăng diện tích

Thứ Tư 28/09/2016 , 09:10 (GMT+7)

Theo ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, đến thời điểm này, đã có 16 giống ngô GMO được Bộ NN-PTNT công nhận. Tuy nhiên, lượng hạt giống ngô GMO được đưa ra thị trường lại đang khá khiêm tốn.

Tốc độ phát triển ngô biến đổi gen (ngô GMO) ở Việt Nam hiện đang khá hạn chế. Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “20 năm thương mại hóa cây trồng công nghệ sinh học trên thế giới và thực trạng phát triển tại Việt Nam”, do Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM tổ chức ngày 27/9.

Theo ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, đến thời điểm này, đã có 16 giống ngô GMO được Bộ NN-PTNT công nhận, gồm: NK66Bt, NK66Bt/GT, NK66GT, K4300Bt/GT, NK67Bt/GT, NK7328Bt/GT, C919S, C919R, DK9955S, DK9955R, DK6818S, DK6818R, DK6919S, DK6919R và DK886.

Ông Trần Xuân Định: Các nhà cung ứng giống ngô GMO chỉ nên mở rộng diện tích gieo trồng ở những vùng trồng ngô trọng điểm, chịu áp lực cao về sâu đục thân, đục bắp, đục cờ và cỏ dại, nông dân có tập quán sử dụng thuốc trừ cỏ phun cho ngô ở giai đoạn 3-4 lá.
Những vùng trồng ngô không chịu áp lực cao về sâu đục thân, đục bắp, đục cờ và cỏ dại, nông dân không có tập quán sử dụng thuốc trừ cỏ phun cho ngô ở giai đoạn 3-4 lá, không khuyến cáo nông dân gieo trồng giống GMO mà sử dụng giống truyền thống để giảm chi phí, mà vẫn đảm bảo năng suất và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Nếu so vối tổng số giống ngô hiện đang có mặt trong cơ cấu sản xuất là khoảng trên dưới 50 giống, thì tỷ lệ số giống ngô GMO là không nhỏ, khi mà ngô GMO mới được cho phép sản xuất đại trà từ hơn 1 năm nay.

Tuy nhiên, lượng hạt giống ngô GMO được đưa ra thị trường lại đang khá khiêm tốn.

Đến cuối tháng 8/2016, các công ty đã NK về Việt Nam khoảng 1.000 tấn hạt giống ngô GMO.

3 đơn vị NK chủ yếu là Cty TNHH Syngenta Việt Nam, Cty TNHH Dekalb Việt Nam và Cty TNHH Hạt giống C.P Việt Nam.

Trong đó, mới có khoảng 200 tấn hạt giống ngô GMO được đưa ra thị trường, tương ứng với diện tích khoảng 100.000 ha.

Có thể nói, tốc độ phát triển ngô GMO ra ngoài sản xuất đang rất hạn chế. Nguyên nhân trước hết là giá giống ngô GMO chưa hợp lý, nông dân chưa quen với việc sử dụng giống ngô GMO với giá cao hơn hẳn so với giá giống ngô lai F1.

Giá ngô hạt thương phẩm đang ở mức quá thấp (vào thời điểm này, giá ngô NK từ Mỹ về tới cảng Cát Lái chỉ khoảng 4.900 đ/kg) cũng là cản trở lớn đối với việc mở rộng diện tích ngô GMO.

Ngoài ra, trong thời gian qua, các đơn vị cung ứng chưa đánh giá hết thực trạng ngô và ngô GMO ở Việt Nam.

Để thúc đẩy việc mở rộng diện tích sản xuất ngô GMO, các nhà cung ứng đã xem xét, điều chỉnh giảm giá bán hạt giống.

18-43-41_ngo-gmo-chm-tng-dien-tich-nh-2
Thu hoạch ngô ở Đồng Nai

 

Bên cạnh đó, các đơn vị này cần có một nghiên cứu khả thi nhằm đánh giá hết được vùng sinh thái nào chịu áp lực về sâu đục thân, áp lực về thuốc trừ cỏ…, để việc tuyên truyền khuyến cáo nông dân sử dụng giống GMO kháng sâu đục thân, đục bắp, kháng thuốc trừ cỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người sản xuất.

10 sự kiện hàng đầu về cây trồng CNSH từ 1996-2015

1. Diện tích gieo trồng cây CNSH đạt 2 tỷ ha.

2. Sự chấp nhận thành công cây trồng CNSH trong 20 năm đầu: diện tích cây trồng CNSH trên toàn cầu tăng hơn 100 lần từ năm 1996 đến 2015.

3. Trong 14 năm liên tục, các nước đang phát triển trồng càng nhiều cây trồng CNSH: trong năm 2015, nông dân các nước đang phát triển trồng cây CNSH trên diện tích 97,1 triệu ha, chiếm 54% diện tích cây CNSH toàn cầu.

4. Các sự kiện gen chồng (2 gen trở lên) chiếm 33% diện tích cây trồng CNSH toàn cầu.

5. Điểm nổi bật từ các nước đang phát triển với cây trồng CNSH năm 2015: Khu vực Mỹ Latinh có tỷ lệ canh tác cây trồng CNSH cao nhất; 3 nước ở châu Phi (Nam Phi, Burkina Faso và Sudan) cho trồng cây chuyển gen…

6. Những sự kiện mới về cây trồng CNSH ở Mỹ: Năm 2015, Mỹ đã chứng nhận và và thương mại hóa giống cây trồng chuyển gen mới như giống khoai tây Innate, giống táo Artic, thương mại hóa giống cải dầu SU và lần đầu tiên chứng nhận cá hồi chuyển gen.

7. Giống ngô chuyển gen chịu hạn DroughtGard được trồng trên diện tích 810.000 ha ở Mỹ trong năm 2015

8. Năm nước đầu tiên thuộc Cộng đồng Châu Âu (EU) trồng ngô chuyển gen trong năm 2015, gồm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, CH Sec, Slovakia và Romania.

9. Cây trồng CNSH đã góp phần an ninh lương thực, ổn định và giảm tác động BĐKH: Chỉ tính riêng trong năm 2014, việc giảm lượng thuốc trừ sâu nhờ gia tăng diện tích cây trồng chuyển gen trên toàn cầu, đã làm giảm 217 tỷ kg khí CO2.

10. Ba lĩnh vực cây trồng CNSH có thể góp phần đảm bảo an ninh lương thực, giảm đói nghèo: Tỷ lệ chấp nhận cao của thị trường; hơn 85 sản phẩm mới đang trong quá trình khảo nghiệm đồng ruộng để chấp nhận, trong đó có giống ngô chịu hạn cho châu Phi, giống gạo vàng cho châu Á; cây trồng chỉnh sửa gen có thể là bước phát triển khoa học quan trọng, tạo ra lợi thế rõ rệt so với cây trồng truyền thống và cả cây chuyển gen.

(Nguồn: Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM)

 

- Qua 20 năm cây trồng công nghệ sinh học (CNSH) được thương mại hóa (1996-2015), đến nay trên thế giới đã có 2 tỷ ha gieo trồng, tương đương gấp 2 lần diện tích đất của Trung Quốc (956 triệu ha) hay Mỹ (937 triệu ha). Đậu nành chiếm diện tích lớn nhất với 1 tỷ ha gieo trồng, tiếp đó là ngô 600 triệu ha, bông 300 triệu ha, cây cải dầu 100 triệu ha.

- Nông dân canh tác cây trồng CNSH trên thế giới đã đạt lợi nhuận 150 tỷ USD trong giai đoạn 1996-2015.

- Đến 2015, đã có 29 loại cây trồng CNSH được canh tác trên thế giới, gồm: Cỏ Alfata, táo, cải dầu Argentina, đậu, hoa cẩm chướng, rau diếp xoăn, bông, cỏ (dạng leo), cà tím, bạch đàn, cây gai, ngô, dưa, đu đủ, hoa dạ yên thảo, mận, cải dầu, cây bạch dương, khoai tây, lúa, hoa hồng, đậu nành, bí đao, củ cải đường, mía, ớt ngọt, thuốc lá, cà chua và lúa mì.

- Năm 2015 đã có 179,7 triệu ha canh tác cây trồng CNSH trên toàn cầu. Trong đó, diện tích lớn nhất là ở Mỹ (70,9 triệu ha), Brazil (44,2 triệu ha), Argentina (24,5 triệu ha), Ấn Độ (11,6 triệu ha), Canada (11 triệu ha)…

(Nguồn: Trung tâm Công nghệ Sinh học TP HCM)

 

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hồi sinh giống lúa đặc sản nếp cái hoa vàng Kinh Môn

Hải Dương Giống lúa nếp cái hoa vàng Kinh Môn sau phục tráng cho năng suất và giá trị kinh tế cao hơn so với nếp cái hoa vàng thông thường.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất