| Hotline: 0983.970.780

Ngộ độc đồ hộp cực kỳ nguy hiểm

Thứ Tư 19/03/2014 , 08:58 (GMT+7)

Ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đóng hộp khá hiếm nhưng đôi khi nó lại cực kỳ nguy hiểm. Có thể ngộ độc do chì.

* Xin hỏi, những thực phẩm đóng hộp được sản xuất từ khi nào, nếu dùng thường xuyên có hại gì không? Làm sao tránh được ngộ độc do đồ hộp?

Nguyễn Xuân Hợp, An Lão, Hải Phòng

Đóng hộp là một phương thức để bảo quản thực phẩm bằng cách chế biến và xử lý trong môi trường thiếu không khí. Phương pháp này lần đầu tiên được sử dụng cho quân đội Pháp phát minh bởi Nicolas Appert.


Ảnh minh họa

Ông sinh ngày 17 tháng 11 năm 1749 và mất ngày 3 tháng 6 năm 1841. Ông được mệnh danh là "cha đẻ của ngành đồ hộp". Năm 1800, Napoleon Bonaparte đã hứa thưởng 12.000 franc cho ai đề xuất cách bảo quản thực phẩm cho quân đội lúc đang hành quân. Sau nhiều năm làm thí nghiệm, Appert đã đệ trình sáng chế của mình và đã đoạt giải năm 1810.

Năm 1811, ông cho xuất bản cuốn "Cách bảo quản các sản phẩm động vật và rau quả trong nhiều năm". Đây là cuốn sách đầu tiên viết về các phương pháp bảo quản thực phẩm. Dòng họ Appert đã trở thành nhà kinh doanh đồ hộp thương mại đầu tiên trên thế giới.

Phương pháp bảo quản đồ hộp này được sáng chế gần 100 năm trước khi Louis Pasteur chứng minh phương pháp khử trùng bằng nhiệt. Appert đã đăng ký sáng chế của mình và đã lập một cơ sở kinh doanh nhiều loại thực phẩm đóng hộp.

Ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đóng hộp khá hiếm nhưng đôi khi nó lại cực kỳ nguy hiểm. Có thể ngộ độc do chì. Nguy cơ ngộ độc chì ở trẻ em cao hơn người lớn vì trẻ em nhạy cảm cao hơn với chì. Ngộ độc chì ở trẻ em có thể làm tổn thương não nghiêm trọng, làm chậm phát triển trí tuệ, thậm chí có thể gây co giật, hôn mê.

Có thể ngộ độc do vi khuận kỵ khí Clostridium botulinum. Đây là loại vi khuẩn kỵ khí có bào tử, thường có trong thức ăn đóng hộp, để lâu ngày. Biểu hiện ngộ độc thường sau khi ăn từ 2 giờ đến 48 giờ, có các dấu hiệu như buồn nôn, nôn, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, người bệnh khó thở và hôn mê.

Nếu không được điều trị và xử lý kịp thời tỷ lệ tử vong rất lớn. Có thể giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm đóng hộp theo lời khuyên của các chuyên gia như sau: Nên dùng những loại đồ hộp có lượng acid thấp (đậu, nấm, thịt bò, cá, hạt ô liu...). Không dùng những đồ hộp đã bị bóp méo hoặc bị thủng, bị trương phồng. Đồ hộp đã mở cần dùng hết, không hết nên bỏ đi hoặc cất vào tủ lạnh có nhiệt độ thấp dưới 7oC.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm