| Hotline: 0983.970.780

Ngộ độc thực phẩm tại TP.HCM: Giảm số vụ, tăng nạn nhân

Thứ Hai 22/08/2011 , 09:38 (GMT+7)

Tại Hội nghị phòng chống ngộ độc thực phẩm do Chi cục VSATTP, Sở Y tế TP HCM tổ chức mới đây cho thấy, số vụ ngộ độc thực phẩm tại TP.HCM trong những năm qua tuy có giảm về số lượng vụ nhưng số người bị ngộ độc lại có chiều hướng tăng cao.

Nếu như năm 2009, TP có 20 vụ với số người bị ngộ độc thực phẩm là 1.001 người; năm 2010 có 734 người bị cấp cứu trong 13 vụ thì chỉ trong 7 tháng đầu năm 2011 đã có tới 628 người cấp cứu trong 5 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể. Suốt 6 tháng đầu năm 2011 không có vụ ngộ độc thực phẩm dù thời tiết nóng ẩm, nhưng chỉ trong 3 tuần của tháng 7 đã có đến 5 vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng xảy ra.

Cùng với các nguyên nhân do tình hình biến đổi khí hậu, xuất hiện nhiều thực phẩm có hóa chất gây ngộ độc thực phẩm, tác nhân gây nên ngộ độc thực phẩm đã có sự thay đổi, ngộ độc do vi sinh có chiều hướng giảm, ngộ độc do độc tố tự nhiên tăng lên thì nguyên nhân sâu xa và trực tiếp vẫn là ý thức trách nhiệm các DN sản xuất, chế biến thức ăn sẵn còn kém.

 Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2011 đã phát hiện 250/530 cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), đình chỉ 11 cơ sở và tạm ngưng hoạt động đối với 16 cơ sở khác. Đáng chú ý, có 85/105 bếp ăn tập thể vi phạm VSATTP (chiếm tỷ lệ 81,6%), đình chỉ 10 cơ sở. Theo Chi cục VSATTP thành phố, tình trạng đáng báo động VSATTP nhất hiện nay vẫn là bếp ăn tập thể và suất ăn sẵn vì chỉ riêng 7 tháng đầu năm 2011 đã xảy ra 5 vụ ngộ độc với tổng số 628 người bị ngộ độc.

Trước thực trạng trên, Trong thời gian tới, Chi cục VSATTP TPHCM sẽ phối hợp với Ban quản lý KCN-KCX xây dựng mô hình bếp ăn tập thể đạt chuẩn tại các KCN-KCX. Đồng thời, Chi cục VSATTP sẽ chủ động giám sát chất lượng, VSATTP đối với các cơ sở thực phẩm chế biến, phụ gia…để hạn chế tối đa tình trạng ngộ độc thực phẩm. Đồng thời Chi cục VSATTP cũng nhắc nhở người dân chú ý nhãn hiệu, địa chỉ sản xuất và hạn sử dụng khi đi mua thực phẩm.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm