| Hotline: 0983.970.780

Ngô lai HT818, HT119 chinh phục nông dân

Thứ Sáu 24/01/2014 , 09:41 (GMT+7)

Kết quả trồng thử nghiệm trên diện rộng đã tiếp tục khẳng định ưu thế về khả năng thích ứng của các giống này trong điều kiện khí hậu thời tiết biến động phức tạp và bất lợi.

Vụ đông 2013, Sở NN-PTNT Bắc Giang giao cho Trung tâm KN-KN phối hợp với Cty CP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp tỉnh triển khai mô hình trình diễn 2 giống ngô lai mới HT818, HT119 tại thôn Trại Mới, xã Tân Hưng, huyện Lạng Giang.

TS Phan Xuân Hào, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu ngô, tác giả chính của giống cho biết: “Đây là các giống ngô lai đơn do Viện Nghiên cứu ngô chọn tạo, đã chuyển giao quyền phân phối cho Cty CP VTKT nông nghiệp Bắc Giang từ năm 2012.

Giống HT 818 đã được Bộ NN-PTNT công nhận cho SX thử và chúng tôi đang hoàn tất các thủ tục để được công nhận giống chính thức. Còn giống HT119, qua khảo nghiệm cơ bản đã chứng tỏ là giống rất có triển vọng, hiện đang được tiến hành các thủ tục để công nhận cho SX thử”.

Cũng theo TS Hào, kết quả trồng thử nghiệm trên diện rộng đã tiếp tục khẳng định ưu thế về khả năng thích ứng của các giống này trong điều kiện khí hậu thời tiết biến động phức tạp và bất lợi. Nhiều địa phương khi đưa vào SX thử đều đánh giá 2 giống ngô này cho năng suất cao ổn định với chất lượng tốt.


Bà Phan Thị Tỵ vui mừng bởi kết quả SX ngô HT119 khả quan

Tại huyện Lạng Giang, vụ đông 2013, mô hình trình diễn 2 giống ngô này được tiến hành trên diện tích 0,7 ha với 10 hộ tham gia. Các hộ được tiếp thu tiến bộ kỹ thuật mới vào SX. Phía Cty CP VTKT nông nghiệp Bắc Giang là đơn vị nhận chuyển giao tiến bộ các dòng sản phẩm này nên đã quyết định hỗ trợ toàn bộ giống, vật tư và hướng dẫn kỹ thuật cho bà con.

Một trong số 10 hộ tham gia mô hình khảo nghiệm, bà Phạm Thị Loan ở thôn Trại Mới nhận xét: “Với điều kiện SX của người nông dân như chúng tôi và nhất là khi giá cả thức ăn chăn nuôi quá cao, giá bán vật nuôi quá thấp thì việc chọn HT818, HT119 để SX là hướng đi đúng đắn. Chính vì thế chúng tôi không chỉ có tham gia mô hình khảo nghiệm mà sẽ tiếp tục sử dụng 2 giống ngô này trong các vụ tiếp theo”.

Cái lý mà bà Loan tiếp tục lựa chọn HT818 để SX chính là việc bà hạch toán hiệu quả kinh tế. Sử dụng giống HT818 với chi phí đầu tư 19,6 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí nông dân còn thu lợi 14,5 - 16,0 triệu đồng/ha, cao hơn từ 6,2 - 7,7 triệu đồng/ha so với giống ngô đại trà.

Ở xã Tân Hưng có gia đình bà Phan Thị Tỵ chưa năm nào bỏ làm vụ đông và năm nào cũng trồng ngô. Có mặt ở ruộng sử dụng giống HT119, bà Tỵ cho hay: “Vì chưa thu hoạch nên không thể đánh giá được năng suất nhưng với quá trình sinh trưởng, phát triển của nó cũng như nhìn toàn diện ruộng ngô hiện tại có thể thấy đây là sản phẩm tốt đối với chúng tôi”.

Để minh chứng điều đó, bà Tỵ đã bóc 5 bắp ngô ở 5 luống tại các vị trí khác nhau trên ruộng rồi kể: “Cho đến nay 10 hộ SX 2 giống ngô này đều chưa phun bất kỳ loại thuốc BVTV nào, điều đó cho thấy giống rất sạch bệnh”.

Điều gì bà ấn tượng về 2 giống ngô này? Tôi hỏi. Bà Tỵ vui vẻ nói: “Đó chính là sự kết hạt của bắp ngô”. Vừa nói, bà chỉ tay vào bắp ngô rồi diễn giải điều đó: “Thứ nhất, lá bi bao kín đầu bắp. Điều này không phải tất cả các giống ngô đều có. Chính vì thế, bắp được bảo vệ rất tốt trong các điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, nhất là mưa kéo dài. Thứ hai, việc kết hạt của bắp đồng đều và kín bắp từ đầu đến cuối. Hàng ngô rất đều, hạt rất mẩy, dù thời gian qua trời rét đậm, rét hại nhiều đợt kéo dài ”.

Bẻ đôi bắp ngô, bà Tỵ nói tiếp: “Đường kính của bắp khoảng 5 cm nhưng ruột của nó chỉ có thể là 1,5 cm. Việc kết hạt sâu cay, đồng đều và kín bắp là tín hiệu cho thấy năng suất sẽ rất cao”.

Nghe bà Tỵ nói chuyện về ngô mà tôi ngỡ như đang nghe một cán bộ kỹ thuật giới thiệu về dòng sản phẩm này. Rõ ràng, khi người dân gắn bó với đồng ruộng và họ thực sự thích thú với những bộ giống tốt thì người ta sẽ tìm hiểu rất kỹ về nó để lựa chọn đưa vào SX trên mảnh đất của mình.

Ông Đặng Văn Trung, Phó TGĐ Cty CP VTNN nông nghiệp Bắc Giang cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng khi được Viện Nghiên cứu ngô tin tưởng ký hợp đồng chuyển giao quyền phân phối 2 giống ngô là HT818, HT119. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để không phụ lòng tin đó cũng như đáp ứng được mong mỏi của người nông dân.

Cho đến nay các giống chất lượng cao này đã đến được đồng bào các tỉnh phía Bắc trong trong nhiều mùa vụ khác nhau. Nhìn chung, nông dân đều hài lòng với các dòng sản phẩm đó và có nhu cầu được tiếp tục cung ứng giống để mở rộng diện tích trong thời gian tới”.

Theo ông Trung, giống ngô HT818 có TGST vụ đông từ 95 - 110 ngày. Cây sinh trưởng phát triển khỏe, thích nghi rộng, chịu thâm canh cao, chống chịu sâu bệnh tốt, lá xanh bền, lá bi bao kín đầu, hạt rạng bán răng ngựa, mầu vàng đậm, tỷ lệ hạt cao.

Còn HT119 cũng có TGST vụ đông từ 95 - 105 ngày. Cây sinh trưởng phát triển khỏe, thích nghi rộng, chống chịu sâu bệnh tốt, lá xanh bền, lá bi bao kín đầu, hạt rạng bán đá, mầu vàng đậm, tỷ lệ hạt cao. Năng suất 2 giống này có thể đạt trên 10 tấn/ha.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm