| Hotline: 0983.970.780

Ngỡ ngàng với người đầu tiên trồng dó bầu ở Yên Hợp, thu 4 tỷ đồng/ha

Thứ Năm 30/11/2017 , 07:15 (GMT+7)

Hôm tôi đến có khoảng gần 10 người đang nạo trầm thuê cho gia đình ông Thịnh. Một chị cho biết: Chúng tôi nạo khoán, hôm nào làm tích cực cũng được 180-200 ngàn đồng mỗi ngày. Công lao động ở nông thôn như thế là khá rồi.

Ông Ninh Trung Thịnh ở thôn Yên Dũng I, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là người đầu tiên đưa cây dó bầu về trồng. Nhiều người ngỡ ngàng, vì Văn Yên là đất quế, nay ông lại trồng dó bầu liệu có dở hơi, chập mạch không?

10-11-33_1
Ông Ninh Trung Thịnh bên cây dó bầu

Dẫn tôi ra mảnh vườn sau nhà ông bảo: Sau khi nghe người ta nói trồng dó bầu tạo trầm cho thu nhập cao, tôi cũng muốn thử xem nhưng băn khoăn không biết có trầm rồi thì bán cho ai? Anh trai tôi đang làm việc ở Hà Nội khuyến khích, hứa sẽ tìm đầu ra giúp tôi. Năm 2005 tôi vào tận Bình Phước học kỹ thuật trồng và tạo trầm trên cây dó bầu rồi mua 1,4 vạn cây giống về trồng, giá 11.000đ/cây. Mới đầu tôi cũng chỉ trồng quanh nhà để tiện theo dõi và chăm sóc. Cây dó bầu không kén đất, trồng đất nào cũng lên, đất nghèo kiệt cây cũng sống, trầm lại tốt nên tôi càng quyết tâm trồng…

Điều ông Thịnh không ngờ cây dó bầu lại phù hợp đất Văn Yên, cây lớn nhanh, trồng 6 năm đã có đường kính gốc 15-20cm, khi đó bắt đầu tạo trầm bằng cách khoan vào thân cây rồi dùng chế phẩm sinh học bôi vào các lỗ khoan. Sau 2 năm thì khai thác, mỗi cây thu khoảng 1kg trầm tươi, giá trầm khô trên dưới 10 triệu/kg.

10-11-33_2
Người dân nạo trầm thuê cho gia đình ông Thịnh

Thu hoạch bầu dó bằng cách cưa gốc cây cách mặt đất 20cm, sau một thời gian cây lại mọc chồi, trên mặt vết cắt trầm lại được tạo ra. Trầm ở những gốc cây này rất tốt, nếu để lâu giá mỗi cây vài triệu đồng.

Tính đến nay đã 12 năm ông Ninh Trung Thịnh trồng dó bầu, gia đình ông hiện có 8 ha, ông tự nhân giống và cung cấp cây giống cho những gia đình có nhu cầu.

Ông cho hay: Giá trầm có thời điểm lên tới 15 triệu đồng một kg, vào mùa thu hoạch tôi phải thuê khoảng 30 người đến nạo trầm, gia đình tôi không đủ trầm để bán. Tất cả số trầm làm ra tôi chuyển về Hà Nội cho anh trai tôi dưới đó thuê người làm hương xuất khẩu sang Đài Loan và Trung Quốc. Tính ra mỗi ha trồng dó bầu thu khoảng 4 tỷ đồng. Còn hiện nay gia đình tôi thu từ 700-800 triệu đồng mỗi năm từ việc bán trầm…

10-11-33_3
Trầm được phơi khô có giá 10-15 triệu/kg

Hôm tôi đến có khoảng gần 10 người đang nạo trầm thuê cho gia đình ông Thịnh. Một chị cho biết: Chúng tôi nạo khoán, hôm nào làm tích cực cũng được 180-200 ngàn đồng mỗi ngày. Công lao động ở nông thôn như thế là khá rồi. Ông Thịnh cười bảo: Ngày trước chưa trồng dó bầu tôi chỉ đi làm thuê, nay trồng dó bầu tôi phải thuê người làm mới hết việc.

Cùng tới thăm đồi trồng dó bầu nhà ông Thịnh có bí thư huyện Văn Yên ông Trần Huy Tuấn, ông cho biết: Diện tích quế của Văn Yên hiện nay có trên 40.000 ha, vị thế cây quế đã được khẳng định, nhưng điều chúng tôi lo ngại nhất là do trồng thuần loài, nên khó tránh khỏi dịch bệnh xảy ra, nhất là biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tap, đe dọa tới diện tích thuần loài không nhỏ. Việc trồng cây dó bầu xen vào diện tích quế đang được người dân Văn Yên trồng đã mang lại nhiều lợi ích. Thống kê chưa đầy đủ, huyện Văn Yên đã có vài trăm ha cây dó bầu do người dân tự phát trồng. Huyện đang cử cán bộ đi tìm hiểu thị trường giúp người dân có thông tin về đầu ra loại cây này…

10-11-33_4
Ông Trần Huy Tuấn (trái) bí thư huyện Văn Yên và ông Thịnh trong vườn dó bầu

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm