| Hotline: 0983.970.780

Ngô thay lúa

Thứ Ba 21/07/2015 , 06:15 (GMT+7)

Nếu như ở đồng bằng, chủ trương tăng diện tích ngô trên đất lúa đang gặp khó khăn do tính cạnh tranh thấp thì ở miền núi, việc đưa ngô thế chân cây lúa đang là hướng đi khả thi.

Trước thực trạng phải thường xuyên phải NK trên 4 triệu tấn ngô/năm phục vụ sản xuất TĂCN, việc tăng diện tích và năng suất ngô trong nước từng bước thay thế NK là yêu cầu lớn trong tái cơ cấu ngành trồng trọt.

Thời gian qua, mặc dù diện tích ngô có tăng nhẹ trở lại, nhưng việc mở rộng diện tích ngô tại khu vực đồng bằng vẫn gặp nhiều bế tắc do ngô chưa thể hiện sự cạnh tranh vượt trội so với lúa cũng như nhiều loại cây trồng khác.

Trong bối cảnh đó, việc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả, khó khăn về nước tưới tại khu vực miền núi sang trồng ngô lại cho thấy nhiều thuận lợi.

Đây cũng là hướng đi mà Trung tâm Chuyển giao công nghệ & khuyến nông (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) đang tập trung đẩy mạnh tại một số địa phương tại các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc.

Huyện Mai Sơn là thủ phủ ngô ở Sơn La với diện tích gần 20 nghìn ha. Ngoài cây trồng sở trường là ngô, người dân ở đây vẫn giữ lại một số diện tích đất thung lũng ven sông suối để canh tác lúa, chủ yếu là các giống lúa nếp địa phương phục vụ cho nhu cầu tại chỗ.

Tuy nhiên, năng suất lúa thường rất thấp và cũng rất thất thường, chủ yếu do thiếu nước.

Về xã Mường Bon (huyện Mai Sơn) những ngày này mới thấy xót. Những thửa ruộng lúa đứng thẳng đơ, lưa thưa hạt lép đen sì, nhiều diện tích gần như mất trắng, dân chỉ cắt về cho bò ăn.

Ông Hoàng Văn Vun, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Bon xót xa kể: Từ suốt tháng 3 đến giữa tháng 5/2015 hạn chưa từng thấy. Dân bản huy động máy bơm vét từng giọt nước ở con đập nhỏ cứu lúa nhưng không thành.

Đợt nắng nóng khủng khiếp tới 40 độ C khiến toàn bộ 15 ha lúa trỗ gần như mất trắng. Bà con tính năng suất lúa theo 1.000 m2 và theo số lượng bao thóc thu được.

Năm được mùa, 1.000 m2 (gần 2,8 sào Bắc bộ) lúa nếp ở Mường Bon mới thu được 15 - 16 bao thóc, tương đương 4 - 5 tạ. Nhưng năm nay nhà nào may mắn mới vớt vát được 4 - 5 bao thóc.

14-50-57_img_4277

Ông Hoàng Văn Vun kiến nghị, mặc dù chính quyền xã, thôn bản đã vận động được bà con thay đổi SX, song do thói quen trồng lúa từ lâu nên để việc chuyển đổi sang ngô được thuận lợi, cần duy trì chính sách hỗ trợ giống, phân bón, tập huấn kỹ thuật... trong một vài vụ tới.

Ông Vun bảo: "Vụ xuân hè vừa qua, may mắn là xã đã vận động dân chuyển phần lớn diện tích đất lúa sang trồng ngô, chứ nếu dân Mường Bon vẫn trồng lúa như mọi năm thì có lẽ đói to".

Ông Lê Quốc Thanh, GĐ Trung tâm Chuyển giao công nghệ & khuyến nông cho biết, trong khuôn khổ dự án khuyến nông TƯ "Xây dựng mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô", vụ xuân hè 2015 trung tâm đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi tại các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn...

"Xã Mường Bon vốn có diện tích đất lúa kém hiệu quả khá lớn với trên 45 ha. Mặc dù SX lúa ở đây hiệu quả rất thấp, song với thói quen gieo cấy để phục vụ lương thực tại chỗ nên việc vận động người dân chuyển đổi khá khó khăn.

Dù vậy, với diện tích chuyển đổi hơn 30 ha (trong tổng số 45 ha đất lúa toàn xã) được xem là một thành công lớn.

Do đưa các giống ngô chịu hạn tốt vào SX nên dù chịu ảnh hưởng của nắng hạn, cây vẫn cho thu hoạch với năng suất rất khả quan. Điều này đã thuyết phục được nông dân địa phương thấy rõ hiệu quả từ trồng ngô", ông Thanh chia sẻ.

Anh Hà Văn Trường, nông dân bản Lẳm (xã Mường Bon) cho biết, gia đình anh có hơn 1.000 m2 đất ruộng. Trong khi một số hộ vẫn giữ lại trồng lúa và mất trắng thì anh trồng ngô lại thắng to, thu được hơn 7 tạ (phơi khô).

Với giá ngô hiện tại khoảng 5.500 đ/kg, trong khi giá gạo nếp đại lý bán tại địa phương khoảng 6.000 đ/kg, mỗi kg ngô có thể mua được gần 1 kg gạo.

“Đồng bào ở đây quý lúa hơn ngô, nên lúa năng suất thấp họ cũng làm. Nhưng sau vụ này, ai cũng suy nghĩ khác rồi. Trồng ngô không phải tưới nhiều nước như lúa, chăm bón cũng ít hơn.

Các đại lý bán gạo bây giờ rất sẵn, chỉ cần bán ngô mua gạo cũng tốt. Từ vụ sau, chắc chắn cả xã Mường Bon sẽ trồng ngô thôi”, anh Trường mừng rơn.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm