| Hotline: 0983.970.780

Ngôi làng có “công viên danh vọng”

Thứ Ba 07/09/2010 , 16:03 (GMT+7)

Kỳ tích khiến làng Tùng Luật nổi tiếng nhất tỉnh Quảng Trị ngoài truyền thống vẻ vang là việc huy động sức dân tự nguyện xây dựng những công trình có ý nghĩa xã hội mà không phải ở đâu cũng làm được.

Kỳ tích khiến làng Tùng Luật nổi tiếng nhất tỉnh Quảng Trị ngoài truyền thống vẻ vang là việc huy động sức dân tự nguyện xây dựng những công trình có ý nghĩa xã hội mà không phải ở đâu cũng làm được.

Những người luôn tự nguyện

Hội trường trung tâm làng Tùng Luật, nằm ở bờ Bắc sông Bến Hải - vĩ tuyến 17. Từ đây nhìn sang phía bên kia là bờ Nam, phía trái là di tích lịch sử quốc gia Bến đò B, xa hơn một chút nữa là biển Cửa Tùng. Ngôi làng nằm ở đoạn cuối con sông Bến Hải này có phong cảnh đẹp như tranh. Cụ Nguyễn Xuân Nhật, gần 70 tuổi, thôn phó Tùng Luật “xung phong” làm hướng dẫn viên du lịch, kể về Tùng Luật một cách say mê. Làng nằm ngay tọa độ “nóng” nên những năm chiến tranh, Tùng Luật bị máy bay Mỹ đánh phá dữ dội. Không sợ chết, dân làng ngày nào cũng chèo thuyền vận chuyển vũ khí và lương thực từ bến đò B ra tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ. Hoà bình trở lại, Tùng Luật chỉ còn một đống hoang tàn đổ nát. 

Một góc làng Tùng Luật

Tùng Luật hiện có 330 gia đình với khoảng 1.300 nhân khẩu. Làng không có ruộng, nói đúng hơn cả làng chỉ có 7 ha ruộng lúa. Mới đây số diện tích ruộng ít ỏi ấy đã được chuyển sang nuôi tôm. Nằm sát biển, song thổ nhưỡng của Tùng Luật lại là đất đỏ ba-zan, rất thuận lợi cho việc trồng cây hồ tiêu. Trong làng nhà nào cũng trồng hồ tiêu, cuối mùa thu hoạch mỗi nhà đạt từ 3 dến 4 tạ hạt tiêu khô. Ông Nhật nói rằng dân Tùng Luật không giàu có nhưng cuộc sống luôn ấm áp, nghĩa tình.

Người dân của làng Tùng Luật sống rất đoàn kết. Những con người đồng cam, cộng khổ, cùng nhau vượt qua chiến tranh thì trong cuộc sống hôm nay họ càng yêu thương nhau hơn, sức mạnh cộng đồng luôn được phát huy tác dụng. Năm 1979, khi cả đất nước còn lo đến cái ăn hàng ngày thì Tùng Luật đã vận động được người dân xây dựng hội trường của làng. Công trình hoàn thành mang đến cho nhiều người niềm phấn khởi vô bờ bến. Từ những ngày ấy, những cụm từ “chung tay, góp sức” trong cuộc sống đã luôn được người dân Tùng Luật nhắc đến. Sau mấy chục năm tái thiết quê hương, Tùng Luật có gần 20 công trình công cộng được người dân đóng góp xây dựng.

Dẫn tôi đi thăm các ngõ, ngách của làng, ông Nhật đếm có đến 9 con đường bê tông với chiều dài hơn 7 kilômét đều được làm thẳng tắp, gọn gàng với kinh phí đầu tư hơn 1 tỷ đồng. Những con đường này do người dân tự nguyện đứng ra xây dựng từ khi đất nước chưa có chính sách làm đường giao thông nông thôn. Thế mới biết ở Tùng Luật, người dân dám nghĩ, dám làm và tự giác đến mức nào. Ông Nhật đúc kết: “Để động viên con cháu hưởng ứng những việc làm ý nghĩa, nhất thiết làng phải có những “cây đại thụ” uy tín như Anh hùng LLVT Lê Văn Ban, nghệ sĩ nhân dân Ái Chủng... họ là những “báu vật sống” của làng, lời nói của các cụ như hiệu triệu. Hơn nữa người dân luôn phải đi lên bằng nội lực của chính mình, chứ không bao giờ ngồi chờ Nhà nước”.

“Công viên danh vọng”

Nhưng điều làm cho người ta kính nể nhất là việc làng Tùng Luật xây dựng được công viên dọc bờ sông, mà nhiều người thường tự hào là “công viên danh vọng”. Sống giản dị, chất phác song người làng Tùng Luật luôn biết tự nâng tầm cho làng quê của mình nổi tiếng không kém bạn bè. Nếu như Đại lộ danh vọng của Hollywood (Hollywood walk of fame) California, Mỹ người ta gắn các ngôi sao năm cánh có tên của các nhân vật nổi tiếng được vinh danh vì những đóng góp to lớn của họ, thì ở Tùng Luật, một làng quê xa xôi của Việt Nam đã xây dựng công viên, khắc tên của những gia đình nổi tiếng trên từng chiếc ghế đá để vinh danh. Tên tuổi của họ đã góp phần làm rạng danh đất nước. 

Nghệ sĩ nhân dân Ái Chủng,ôột trong những “báu vật sống” của làng

Ngày ấy những cao niên trong làng động viên con em hưởng ứng xây dựng công viên để đẹp làng, đẹp xóm. Đó là lý do sơ khai cho sự hình thành “công viên danh vọng” ở Tùng Luật. “Công viên danh vọng” có chiều dài gần 1 km, chạy sát mép sông, đoạn từ đầu phía Nam của làng về đến di tích Bến đò B, được trồng nhiều loại cây cổ thụ, nhiều nhất vẫn là những hàng dừa san sát rất đẹp mắt. Giữa công viên là con đường đi thật duyên dáng.

Thấy tôi muốn đi tiếp, ngoài ông Nhật còn có ông Thận, ông Ái Chủng, cứ nằng nặc bắt tôi phải ngồi xuống dãy ghế đá để các ông còn tiếp tục câu chuyện về công viên này mà tôi chưa biết hết. “Công viên danh vọng” được xây dựng gần hai mươi năm trước. Những chiếc ghế trong công viên được các hộ dân trong làng hoặc con em của làng tặng. Điều đặc biệt những chiếc ghế đá không chỉ để ngồi mà còn mang trên mình câu chuyện về sự vượt khó vươn lên học hành giỏi giang và thành đạt trong những thế hệ con em của làng. Tôi nhìn kỹ, trên mỗi chiếc ghế đá có ghi tên tuổi của những người được vinh danh. Ông Nhật chỉ vào mấy chiếc ghế đá mới, khoe: “Cái này là quà tặng của gia đình tiến sĩ Nguyễn Xuân Giang, nguyên công tác tại Học viện Quân y, có hai người con tiến sĩ và thạc sĩ; phía bên kia mấy chiếc ghế đá của gia đình bà Nguyễn Thị Ứng, có 3 người con ăn học nên người, đang công tác trong và ngoài nước. Rồi gia đình tiến sĩ Lê Vạn Hạnh, hiệu trưởng đại học Luật Hà Nội...”. Nghe các cụ kể chuyện tôi gật đầu lia lịa. Đúng là làng có một cách làm hay mà hiếm nơi thực hiện được. 

Để có được ngôi làng danh tiếng như hôm nay , rất cần có những “cây đại thụ” như ông Thận, ông Nhật, ông Lãm

Từ một vài người ban đầu được vinh danh tên mình vào những chiếc ghế đá ấy, nay cả công viên có gần hơn 50 chiếc ghế đá được khắc tên tuổi những gia đình nổi tiếng. Nhìn công viên nên hình nên dạng, ai đi qua cũng khen, hả dạ quá, dân làng ai cũng quyết tâm làm nhiều điều tốt đẹp để được vinh danh. Mỗi ngày, đi qua con đường làng, công viên có dấu ấn của mình, rồi nhìn sang các xã bạn, dân làng Tùng Luật tự hào không biết để đâu cho hết. Ông Nguyễn Xuân Nhật, phó thôn Tùng Luật, vui ra mặt: “Kỳ tích lớn nhất khiến Tùng Luật nổi tiếng cả tỉnh Quảng Trị đó là việc huy động sức dân xây dựng những công trình có ý nghĩa xã hội mà không phải làng nào cũng làm được”.

Những con đường, nhà hội trường, thư viện làng, “công viên danh vọng”... ở Tùng Luật là những địa chỉ văn hóa... làng nổi tiếng nhất cho đến thời điểm này ở Quảng Trị, nổi tiếng kể cả cách mà người ta làm ra nó. Về Tùng Luật tôi được nghe câu chuyện cảm động từ những hàng ghế vinh danh ấy. Có một người cha già hàng đêm bồng con ra ngồi trên chiếc ghế đá kể chuyện truyền thống của làng. Người con hỏi lại bố, để làm được vậy con cần có những thứ gì. Người bố ôn tồn nói: con phải học giỏi. Cậu bé vui vẻ thốt lên, tưởng gì thì khó chứ học giỏi và chăm ngoan không khó. Bố hãy sống đợi con... Cậu bé được người cha kể chuyện truyền thống làng quê hôm ấy giờ đã trở thành một tiến sĩ nổi tiếng. Mỗi lần về thăm làng, cậu không quên đưa vợ con mình ra ngồi lại trên chiếc ghế mà ngày xưa được bố mình kể cho nghe những câu chuyện về ngôi làng có “công viên danh vọng” Tùng Luật nổi tiếng nhất Quảng Trị.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm