| Hotline: 0983.970.780

Ngổn ngang công trình thủy lợi Bản Mồng

Thứ Ba 04/07/2017 , 13:45 (GMT+7)

Công trình thủy lợi Bản Mồng được Bộ NN-PTNT khởi phát nghiên cứu từ trước những năm 2000...

Hơn 10 năm sau, và trải qua rất nhiều hội thảo khoa học, kể cả phản biện để lựa chọn phương án tối ưu, đến ngày 30/5/2010 cụm đầu mối công trình tại xã Yên Hợp, huyện Qùy Hợp (Nghệ An) đã chính thức được khởi công xây dựng, với vốn đầu tư hơn 4.455 tỷ đồng.
 

Tranh cãi phương án thiết kế

Qua 2 năm nghiên cứu thẩm định, năm 2007 Bộ NN-PTNT chính thức giao Ban Quản lý đầu tư & xây dựng thủy lợi 4 (Ban 4) lập dự án đầu tư tổng thể. Hệ thống công trình có 2 hợp phần: Cty CP Tư vấn Thủy lợi 2 (HEC2) lập dự án đầu tư hợp phần đầu mối, Cty CP Tư vấn Thủy lợi Nghệ An lập dự án đầu tư hợp phần trạm bơm.

14-32-39_ong_nguyen_qung_ho_gd_trung_tm_ung_dung_khktcn_thuy_loii_nghe_n_tro_ky_niem_gii_sng_to_cho_dng_bo_v_nhn_dn_x_chu_binh
Ông Nguyễn Quang Hòa, đại diện nhóm tác giả trao kỷ niệm giải sáng tạo cho Đảng bộ và nhân dân xã Châu Bình

Đầu mối công trình bao gồm đập chính ngăn nước sông Hiếu, vị trí tại xã Yên Hợp thuộc huyện Qùy Hợp, kết hợp làm trạm thủy điện có công suất 42MW. Hợp phần trạm bơm có 41 trạm, được xây dựng bên bờ sông Hiếu tại các huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ và Anh Sơn. Nhiệm vụ công trình đề ra là đảm bảo nước tưới cho 30.500ha đất canh tác. Vì vậy mực nước dâng bình thường (MNDBT) tại đập chính phải ở cao trình là 83,00m.

Ngày 22/6/2007, lần đầu tiên các phương án thiết kế công trình được báo cáo tại tỉnh Nghệ An. Thành phần có đủ các đơn vị tư vấn thiết kế, chủ đầu tư là Ban 4 , Sở NN-PTNT Nghệ An cùng một số cơ quan liên quan. Tại đây nhiều ý kiến báo cáo về diện tích các khu tưới không thể đạt được 30.500ha, mà khả năng chỉ tưới được 28.000ha. Qua phân tích về tính hiệu quả và chi phí xây dựng công trình, hội thảo đã thống nhất hạ cao trình MNDBT xuống 2m, nghĩa là chỉ để cao độ 81,00m là đủ.

Trao đổi với PV NNVN, ông Trần Văn Minh - PGĐ Ban 4 bảo: "Tôi là người được Ban giao nhiệm vụ nghiên cứu thẩm tra dự án công trình, do vậy tôi đã có thời gian tìm hiểu rất kỹ. Tại cuộc hội thảo, tôi đã gửi cho các thành viên tham dự mỗi người một bản kiến nghị, gồm 2 vấn đề.

Thứ nhất là nên xây lắp các tuyến kênh vượt sông để dẫn nước tưới cho 12.000ha, đồng thời mở thêm khu tưới lên 2.000ha tại các xã Minh Hợp và Nghĩa Xuân thuộc huyện Quỳ Hợp. Thứ hai, nếu hội thảo vẫn thống nhất để MNDBT ở cao trình 81,00m (sau khi đã hạ xuống 2m so với ban đầu) thì việc GPMB vẫn rất tốn kém và vô cùng phức tạp. Bởi phải di dời 3.200 hộ dân, 14km đường 48 và toàn bộ đất đai, cơ sở hạ tầng của xã Châu Bình sẽ ngập trong nước".

14-32-39_ong_trn_vn_minh_pho_gd_bn_4_rt_phn_khoi_vi_phuong_n_cu_nhom_de_ti_d_duoc_hoi_dong_kho_hoc_cu_bo_chp_thun_thi_cong
Ông Trần Văn Minh, PGĐ Ban 4 phấn khởi vì phương án của nhóm đề tài đã được chấp thuận
Quá trình xem xét, Cục Quản lý xây dựng công trình đã đề xuất giải pháp điều chỉnh quy mô công trình thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 thi công đập với MNDBT hạ xuống ở cao trình 76,40m. Giai đoạn 2, xây dựng thêm 6 hồ chứa ở trên phía thượng lưu đập chính. Phương án này đã được Bộ NN-PTNT và lãnh đạo tỉnh Nghệ An chấp thuận.

Để giảm thiểu số hộ dân phải di dời và bảo toàn được 14km đường cũng như đất đai, cơ sở hạ tầng của xã Châu Bình, ông Minh kiến nghị đắp một đập phụ ngăn nước trong hồ Bản Mồng và đào một tuyến kênh tiêu dẫn nước từ sông Cô Ba đổ ra phía hạ lưu đập. Thực hiện phương án này, đơn vị tư vấn là HEC2 được giao tính toán lại. Tuy nhiên trong quá trình thiết kế, do thiếu tài liệu khảo sát, nên phương án không có sức thuyết phục.
 

Và sự ra đời của đập phụ, kênh tiêu

Mặc dù phương án của Cục QLXDCT đã được Bộ phê duyệt, nhưng ông Trần Văn Minh, PGĐ Ban 4 thấy chưa ổn. Vì MNDBT dù ở cao trình 76,40m và số dân di dời tuy có giảm một nửa (MNDBT ở cao trình 81,00m, số dân di dời là 3.200 hộ, nay hạ xuống còn 1.250 hộ), nhưng Châu Bình vẫn phải chuyển 12 thôn bản với số dân 773 hộ (3.254 nhân khẩu). Ngoài ra, 215ha lúa 2 vụ cùng toàn bộ cơ sở hạ tầng như trụ sở UBND xã, nhà văn hóa, bưu điện, trường học, trạm xá, trạm điện và 4km đường 48 vẫn bị ngập.

Chính vì vậy, ông Minh lại tiếp tục ngược lên Châu Bình để nghiên cứu, điều tra thêm số liệu. Lại mất khá nhiều thời gian nữa ông Minh mới lập được báo cáo đắp đập phụ, đào kênh tiêu chống ngập xã Châu Bình. Tuy nhiên khi báo cáo được trình lên GĐ Ban 4 thì không được chấp thuận. Cùng lúc ông Minh được điều chuyển đi làm việc khác.

Biết "đơn phương độc mã" không xong việc, nên ông Minh thỉnh thị xin ý kiến ông Nguyễn Quang Hòa, GĐ Trung tâm Tư vấn, ứng dụng KHKT & Công nghệ thủy lợi Nghệ An và ông Trần Hữu Lực là PGĐ Sở NN-PTNT kiêm Chủ tịch Hội Thủy lợi Nghệ An. Họ rất tâm huyết với đề tài nên đã thành lập nhóm tác giả để tìm giải pháp công nghệ mang tên: “Hợp phần đập phụ và kênh tiêu Châu Bình, giảm thiệt hại di dân tái định cư, cơ sở hạ tầng, nâng cao hiệu quả đầu tư dự án hồ chứa nước Bản Mồng”.

14-32-39_nguyen_pho_thu_tuong_nguyen_sinh_hung_nguyen_bo_truong_bo_nnptnt_co_duc_pht_cung_lnh_do_tinh_nghe_n_n_nut_khoi_cong_cum_du_moi_cong_trinh_thuy_loi_bn_mong_ngy_30-5-2010
Lễ ấn nút khởi công cụm đầu mối công trình thủy lợi Bản Mồng ngày 30/5/2010

Sau một thời gian nghiên cứu và tính toán, nhóm tác giả đã trình báo cáo với các cơ quan hữu quan. Và phải mất thêm nhiều cuộc hội thảo phản biện khoa học nữa, Bộ NN-PTNT đã chính thức quyết định phê duyệt thực hiện đề tài của nhóm tác giả Trần Hữu Lực, Nguyễn Quang Hòa, Trần Văn Minh, Nguyễn Trí Đức.

Theo lý thuyết đã tính toán: Thực hiện giải pháp đắp đập phụ, đào kênh tiêu sẽ bảo vệ được toàn bộ cơ sở hạ tầng của xã Châu Bình. 215ha lúa 2 vụ cũng không bị ngập, và số dân không phải di dời là 585/773 hộ. Cũng tính toán trên lý thuyết, kinh phí xây đập phụ, kênh tiêu hết 825 tỷ đồng. Trong khi nếu không thực hiện đề tài này thì kinh phí di dời GPMB hết 899 tỷ (đề tài mới tiết kiệm được 74 tỷ đồng, và không xáo trộn đời sống dân sinh).

Nhóm tác giả Đập phụ, kênh tiêu Châu Bình cũng đã được trao giải Ba tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn Quốc năm 2010 - 2011.

Xem thêm
Ngành ong mật chuyển dịch từ 'sổ hóa' sang 'số hóa'

Việc áp dụng các công nghệ IoT, AI, Blockchain trong đảm bảo chất lượng sản phẩm, minh bạch quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm là giải pháp bền vững ngành ong.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.