| Hotline: 0983.970.780

"Ngộp thở" với thuốc BVTV!

Thứ Tư 27/06/2012 , 10:23 (GMT+7)

Mặc dù muốn đưa một sản phẩm thuốc BVTV mới ra thị trường phải mất thời gian ít nhất từ 2-3 năm, thế nhưng trên thị trường ngày càng “chóng mặt” bởi mặt hàng thuốc BVTV với nhiều tên thuốc, chất lượng, giá cả thì vô thiên lủng!

Mặc dù muốn đưa một sản phẩm thuốc BVTV mới ra thị trường phải mất thời gian ít nhất từ 2-3 năm, thế nhưng trên thị trường ngày càng “chóng mặt” bởi mặt hàng thuốc BVTV với nhiều tên thuốc, chất lượng, giá cả thì vô thiên lủng!

>> Kinh hoàng rau muống nhiễm độc

Nông dân Trần Văn Có ở ấp Tân Hòa, xã Tân Lợi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang đưa ra chai thuốc Anvil 5SC (công ty Syngenta SX tại Đồng Nai) do công ty CP Khử trùng VN (quận 1, TPHCM) phân phối, thắc mắc với chúng tôi: “Đây là loại thuốc chuyên trị lem lép hạt, đốm vằn sử dụng rất phổ biến trên cây lúa, trên thị trường cũng có mấy chục loại thuốc có tính năng tương tự, nhưng không hiểu tại sao giá thuốc này lại cao ngất trời luôn?”.

Quả thật, chai thuốc Alvil 5SC dung tích 1 lít có hoạt chất Hexaconazole do Cty VFC bán tới đại lý cấp 1 là 90.000 đ/chai, sau khi chạy “lòng vòng” qua cấp 2, 3 thì chai thuốc nói trên đến tay người nông dân lên tới 200.000 đ. Trong khi đó, có cùng hoạt chất Hexaconazole dung tích 1 lít, nhưng của các công ty như An Nông, Nông Phát, Ngọc Tùng, Hòa Bình, Việt Thắng, CP BVTV Sài Gòn… thì bán giá rẻ đến một nửa! Cụ thể, thuốc Saizole 5SC, Annongvien 5 SC, Hexavil 5SC… giá đến tay nông dân chỉ có 80.000 - 90.000 đ/chai.


Chai thuốc Anvil có cùng hoạt chất nhập từ nước ngoài và cùng dung tích 1 lít nhưng giá bán gấp 2 lần so với chai thuốc Saizole và Hexamil

Ngay cả thuốc trừ cỏ cháy có hoạt chất Paraquat, thuốc Gramoxone (công ty Syngenta) do Cty CP BVTV An Giang (AGPPS) phân phối bán giá 80.000 đ/chai, nhưng cũng hoạt chất đó mà chai thuốc Camry của Cty TNHH Thương mại ACP (quận Phú Nhuận, TP HCM) bán giá lại có 70.000 đ. Nghịch lý ở chỗ, theo ông Ký Văn Ngọt (Trưởng phòng Kỹ thuật nghiên cứu phát triển, Cty CP BVTV Sài Gòn), để đăng ký một sản phẩm thuốc BVTV đưa ra được thị trường phải mất thời gian 3 năm, thủ tục rất nhiêu khê, từ việc lập hồ sơ, Cục BVTV cấp giấy được phép đăng ký khảo nghiệm (KN) ký hợp đồng KN trên diện hẹp, diện rộng, báo cáo kết quả cho Trung tâm kiểm định, sau đó nộp hồ sơ xin duyệt vào danh mục. Cuối cùng lúc nào đủ hồ sơ rồi thì Cục BVTV mới ngồi vào Hội đồng xét duyệt. “Như vậy, sản phẩm thuốc BVTV nào đã được đưa ra lưu hành trên thị trường đều đảm bảo chất lượng và hiệu quả” - ông Ngọt khẳng định.

Thế nhưng, tại sao có chuyện giá cả chênh lệch như vậy, mặc dù tất cả nguyên liệu đều nhập từ nước ngoài? Phải chăng, các đơn vị phân phối “dựa” vào thương hiệu uy tín của công ty Syngenta mà tự ý nâng giá bán hay là chất lượng thuốc BVTV đã có sự không đồng đều mà cơ quan chức năng không hề biết.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài việc chất lượng thuốc BVTV do các DN trong nước sản xuất không đồng đều, thì một nguyên nhân khác là DN trong nước không có vốn để cạnh tranh tiếp thị với DN nước ngoài mà quảng cáo trên truyền hình là một ví dụ. Bởi để quảng cáo một sản phẩm thuốc trên một kênh truyền hình trong thời gian 1 năm, DN phải bỏ ra ít nhất 3 tỉ đồng. Số tiền này chỉ có các DN nước ngoài làm được và họ duy trì thường xuyên. Hãy nhìn vào bảng giá quảng cáo của Đài Truyền hình Vĩnh Long thì rõ, cứ 1 lần quảng cáo 30 giây giá trung bình 30-52 triệu đồng, còn Đài Truyền hình Đồng Tháp từ 12-25 triệu. Có lúc người xem đài phải “ngộp thở” bởi thời lượng quảng cáo liên tục 4 sản phẩm thuốc sâu và bệnh của Cty Syngenta là Tilsuper, Amistatop, Anvil và Filia trên Đài Truyền hình Đồng Tháp.

Hiện nay, thành lập một DN SXKD thuốc BVTV ở VN khá dễ dàng, chỉ cần nhập khẩu nguyên liệu rồi đóng gói, đăng ký thương hiệu, sau đó bán ra thị trường nên nhiều DN chỉ muốn thu được lợi nhuận trong thời gian ngắn nhất bằng cách bán ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng mà không chú ý đến uy tín sản phẩm với người nông dân. (Nguồn: VIPA)

Như thế chi phí quảng cáo ai chịu? Rõ ràng, chính nông dân phải gánh chịu qua “giá bán” của 2 nhà phân phối là AGPPS và VFC. Thật là bất hợp lý khi cái gì cũng bắt nông dân è cổ ra gánh. Giá lúa hè thu bây giờ đang xuống thấp, trong khi giá bán thuốc của các công ty thì càng ngày càng tăng.

Ông Nguyễn Trung, nguyên GĐ tiếp thị vùng của Cty TNHH ADC (Ninh Kiều, Cần Thơ) cho biết, hiện nay người nông dân “nạp” quá nhiều thông tin về thuốc BVTV nhưng lại là thông tin 1 chiều, hầu như các thông tin đó được quảng cáo giới thiệu trên các đài truyền hình và phát thanh là chính. Đặc biệt có nhiều chương trình phát sóng trả lời trực tiếp về “nông nghiệp địa phương” nhưng lại có mặt của ông giáo sư này, tiến sĩ kia trả lời về tính năng, hiệu quả của một vài sản phẩm thuốc BVTV của các DN nước ngoài nên nông dân càng tin đó là “chất lượng hoàn hảo”.


Nông dân “chóng mặt” với thuốc BVTV trên đồng ruộng

Ngoài ra, họ còn đua nhau đưa ra nhiều chiêu thức bán hàng, nào là “cùng nông dân làm giàu”, “hành trình cây lúa khỏe”, “cùng nông dân ra đồng, tạo lực hút” nhưng thực tế đây là chiêu thức tiếp thị bán hàng, nên có những mặt hàng tuy cùng hoạt chất, chất lượng như nhau nhưng giá bán cao hơn từ 1,5-2 lần mà nông dân vẫn chấp nhận. Trái lại, theo ông Trần Quang Hùng, Chủ tịch Hội DN SXKD thuốc BVTV (VIPA), các DN SXKD thuốc BVTV trong nước cũng có những chương trình quảng cáo công dụng thuốc nhưng có khi lại nói quá sự thật, khiến nông dân mất lòng tin vào sản phẩm nội địa. Điển hình như Cty CP Hóa nông Mỹ Việt Đức và Cty TNHH MTV thuốc BVTV Long An quảng cáo thuốc Ao’ya 300SC và Calivil 55 CC quá “nổ” vừa bị Chi cục BVTV tỉnh Bình Dương xử phạt 1 triệu/trường hợp.

Cũng theo ông Hùng, thường các DN này cho nhân viên tiếp thị đến từng đại lý địa phương phát tờ rơi quảng cáo sản phẩm, trong đó nêu những công dụng như diệt được rầy nâu đến 90%, nhưng thực tế lại không phải vậy. Đây cũng là một trong những lý do khiến người nông dân quay sang sử dụng sản phẩm thuốc BVTV của các DN nước ngoài dù giá cao hơn 30-50% so với sản phẩm trong nước. Vì thế, hiện nay tuy chỉ có 7 DN nước ngoài gồm Syngenta, Bayer, Dupont, Bast, Dow, Arysta... nhưng lại chiếm 50% thị phần thuốc BVTV, còn lại là của gần 300 DN trong nước. 

“Các công ty nước ngoài và nhà phân phối thuốc BVTV lớn thường 1 năm họ tổ chức “chiến dịch bán hàng” 1 lần bằng cách đưa xuống mỗi đại lý 1-2 nhân viên vừa tư vấn kỹ thuật vừa bán thuốc. Nông dân đến mua được tặng quà gồm bột ngọt, thau chậu, kể cả sản phẩm thuốc mớ; riêng mấy anh công ty nhỏ không dám làm, bởi số tiền tham gia chiến dịch có khi lên tới mấy trăm triệu đồng!” (ông Nguyễn Trung, nguyên GĐ tiếp thị vùng của công ty TNHH ADC).

Xem thêm
10 năm không được áp thuế GTGT, doanh nghiệp phân bón 'thiệt đơn thiệt kép'

Việc phân bón không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT kéo dài từ 2015 khiến doanh nghiệp sản xuất trong nước thiệt hại lớn, giá thành tăng, lợi nhuận giảm, vị thế cạnh tranh yếu.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Aquavina đồng hành cùng người nuôi tôm ĐBSCL

Aquavina đặt nền móng cho sự thành công của người nuôi tôm tại ĐBSCL bằng việc cung cấp các sản phẩm thuốc thú y thủy sản chất lượng cao.

Bình luận mới nhất