| Hotline: 0983.970.780

Ngư dân thêm niềm tin bám biển

Thứ Năm 29/11/2012 , 09:50 (GMT+7)

Ngày 28/11/2012, Bộ NN-PTNT đã tổ chức lễ khánh thành trung tâm quan sát tàu cá với sự tham dự của nhiều quan chức ở đại sứ quán Pháp và đại diện các Bộ, ngành có liên quan.

Ngày 12/11/2009, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ cộng hòa Pháp đã ký Nghị định thư tài chính. Theo đó, phía Pháp cho Việt Nam vay nguồn vốn ODA 13,9 triệu Euro để triển khai dự án “Hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh - Movimar”.

Bộ NN-PTNT là cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ triển khai dự án này. Sau mấy năm nghiên cứu và thực hiện, đến nay trung tâm quan sát tàu cá đã ra đời. Đó là hạng mục quan trọng nhất của dự án này. Ngày 28/11/2012, Bộ NN-PTNT đã tổ chức lễ khánh thành trung tâm quan sát tàu cá với sự tham dự của nhiều quan chức ở đại sứ quán Pháp và đại diện các Bộ, ngành có liên quan. Ông Vũ Văn Tám - Thứ trưởng Bộ NN-PTNT đã đến dự và phát biểu tại buổi lễ.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhấn mạnh: “Trung tâm này đi vào hoạt động sẽ góp phần đắc lực trong việc theo dõi, nắm bắt thông tin về các tàu cá hoạt động trên vùng biển Việt Nam. Trung tâm sẽ theo dõi vị trí hoạt động tàu cá, giúp cơ quan quản lý Nhà nước tiếp nhận các bản tin thông báo cấp cứu, tai nạn, tàu nước ngoài, cướp biển, các hoạt động khai thác…; hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn, phòng chống bão, giảm thiểu thiệt hại cho người và tài sản của ngư dân trên biển, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm của tàu nước ngoài vào vùng biển Việt Nam”.


Thứ trưởng Vũ Văn Tám và các chuyên gia nghe giới thiệu về trung tâm

Được biết, dự án này sẽ thiết lập và vận hành hệ thống quan sát tàu cá sử dụng công nghệ vệ tinh tại Việt Nam, bao gồm xây dựng trung tâm quan sát tàu cá tại Tổng cục Thủy sản; 2 trung tâm khu vực ở Hải Phòng, Vũng Tàu và trung tâm bảo dưỡng thiết bị. Dự án này sẽ xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu, xử lý ảnh viễn thám về hải dương học nghề cá phục vụ dự báo ngư trường khai thác hải sản; hỗ trợ cải thiện chất lượng dự báo khí tượng hải văn, đặc biệt là công tác dự báo bão, áp thấp nhiệt đới, các hiện tượng thời tiết bất thường khác xảy ra trên các vùng biển.

Một nội dung quan trọng khác của dự án này là đào tạo chuyển giao công nghệ sử dụng công nghệ vệ tinh, xử lý ảnh viễn thám cho đội ngũ cán bộ của Việt Nam; hướng dẫn ngư dân sử dụng thiết bị vệ tinh nhằm phục vụ hoạt động khai thác hải sản an toàn và hiệu quả trên biển.

Bà Marie-Cécile Tardieu-Smith - Tham tán kinh tế, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam cho biết: “Dự án này sẽ góp phần giữ gìn an ninh trên biển, đặc biệt là tài sản và con người khi ra khơi. Chính phủ Pháp sẽ sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm với Chính phủ và ngư dân Việt Nam trong việc vận hành các thiết bị kết nối vệ tinh trên tàu với trung tâm. Chính phủ Pháp hy vọng với tiềm lực và thế mạnh của Việt Nam chắc chắn nguồn lợi thủy sản của các bạn sẽ ngày càng phát triển, nâng cao giá trị kinh tế biển, góp phần giữ gìn an ninh trên biển”.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám chân thành cảm ơn Chính phủ Cộng hòa Pháp đã tài trợ dự án này và hy vọng có sự hợp tác hiệu quả trong thời gian tới.


Thông tin hai chiều từ tàu cá và trung tâm sẽ được cập nhật liên tục và chuẩn xác

Sau khi tham quan trung tâm quan sát tàu cá, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã dành ít phút trao đổi thêm với báo chí xung quanh một số vấn đề liên quan đến hoạt động của trung tâm này. Trả lời câu hỏi của PV NNVN về việc liệu dự án có thể phủ kín hết số lượng tàu cá trên biển của Việt Nam không, Thứ trưởng Vũ Văn Tám khẳng định: “Hệ thống trang thiết bị, công nghệ này rất tiên tiến đối với Việt Nam. Trước mắt, dự án sẽ trang bị đầy đủ các thiết bị kết nối vệ tinh cho 3.000 tàu cá khai thác hải sản xa bờ ở 28 tỉnh ven biển. Rõ ràng là chưa phủ kín hết tàu cá của chúng ta nhưng cách làm của chúng tôi là sẽ thành lập các tổ đội để có thể nắm chắc được cơ bản toàn bộ số lượng tàu cá Việt Nam đang hoạt động trên biển. Nghĩa là trong 3.000 tàu được gắn thiết bị vệ tinh đó sẽ ưu tiên cho các tàu có mã lực 90CV trở lên và mỗi tàu sẽ là tổ đội trưởng cho 5 - 10 tàu khác chưa được gắn thiết bị. Như vậy với 3.000 tàu sẽ có chừng ấy tổ đội trưởng và sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho hàng chục ngàn tàu cá khác hiện có của ta khi ra khơi”.

Về câu hỏi, cơ quan chức năng đã có những giải pháp nào để xử lý các trường hợp bị kẻ xấu phá hoại hoặc làm nhiễu tín hiệu từ các tàu cá Việt Nam, ông Tám cho rằng, đây là câu hỏi thú vị và khẳng định là đã tiên lượng được các tình huống đó. “Tôi tin tưởng rằng với sự hỗ trợ đắc lực của Chính phủ Pháp, nhất là hệ thống quan sát tàu cá được cung cấp với những thiết bị tiên tiến sẽ góp phần giúp ngư dân Việt Nam thêm niềm tin bám biển, vừa tăng cường giữ gìn an ninh biển đảo, vừa phát huy các giá trị kinh tế biển của quốc gia”.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

4 xe đầu kéo bốc cháy trong bãi

BÌNH ĐỊNH 4 xe đầu kéo đang đậu tại bãi xe nằm trên đường Điện Biên Phủ (thành phố Quy Nhơn, Bình Định) bất ngờ bị cháy rụi gây thiệt hại hàng tỷ đồng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm