| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 31/03/2015 , 06:15 (GMT+7)

06:15 - 31/03/2015

Ngừng dự án lấp sông Đồng Nai: Quá muộn!

Sáng 28/3, đoàn công tác của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai. 

Trước đó, UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản chấp thuận đề nghị của Cty Toàn Thịnh Phát, chủ đầu tư dự án lấp sông Đồng Nai, xin được tạm ngừng thi công dự án này, để xin ý kiến các bên liên quan, nhằm làm rõ hơn các quy định, thủ tục pháp lý, cũng như đánh giá tác động của dự án.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, việc tạm dừng thi công dự án chỉ là theo đề nghị của chủ đầu tư. Còn về phía mình, UBND tỉnh vẫn bảo lưu quan điểm: Mọi thủ tục để thực hiện dự án là đúng quy trình, quy định.

Điều đó không khỏi khiến dư luận băn khoăn. Hàng chục ngàn m3 đất đá ngày đêm ào ào trút xuống, nuốt tới gần 8 ha lòng sông, trong suốt 6 tháng qua. Các nhà khoa học đã cảnh báo không chỉ về tác động môi trường của dự án, đặc biệt là tác động đến dòng chảy, đến chỉnh trị dòng sông, tài nguyên nước, ảnh hưởng đến khu vực hạ lưu, là không tránh khỏi.

Tổ chức Mạng lưới sông ngòi Việt Nam lên tiếng đề nghị tạm dừng dự án để có những đánh giá khoa học về hậu quả của việc lấp sông với diện tích lớn. Còn các tỉnh sử dụng nguồn nước sông Đồng Nai thì như ngồi trên đống lửa.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến tỏ ra tiếc nuối khi Đồng Nai không tham vấn Ủy ban Bảo vệ Môi trường sông Đồng Nai và Bộ Tài nguyên và Môi trường. 

Nguồn tin báo chí đã  dẫn lời  ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Đồng Nai, cho rằng dự án này nằm trong quy hoạch của tỉnh. Việc cấp phép cho Cty Toàn Thịnh Phát thực hiện dự án là đúng chức năng,  không cần phải xin ý kiến của Bộ Xây dựng, không có quy định nào phải lấy hết ý kiến toàn dân ở vùng thực hiện của dự án…

Ông Huỳnh Văn Tới, Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh, người phát ngôn của tỉnh, còn khẳng định rằng “Trong hồ sơ cấp phép thực hiện dự án, có biên bản họp dân, trong đó thể hiện ý kiến đồng thuận của người dân cũng như chính quyền cơ sở”. Tuy nhiên, theo báo chí, chỉ có 20 người dân được tham vấn.

Vấn đề đặt ra ở đây là: Nếu sau khi tạm dừng thi công dự án lấp sông Đồng Nai theo ý kiến của chủ đầu tư, để xin ý kiến các bên liên quan, nhằm làm rõ hơn các quy định, thủ tục pháp lý, cũng như đánh giá tác động của dự án, mà không nhận được sự đồng thuận của các bên liên quan.

Và cơ quan có thẩm quyền yêu cầu dừng dự án vĩnh viễn, thì vấn đề cũng đã trở nên quá muộn rồi. Bởi dự án đã thực hiện được tới 90% công việc lấp sông. Dòng sông Đồng Nai đã mắc nghẹn bởi hàng chục ngàn m3 đất đá rồi, thì liệu lúc đó, Toàn Thịnh Phát có múc khối lượng đất đá khổng lồ đó khỏi lòng sông được không?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm