| Hotline: 0983.970.780

Người Ấn Độ khiến du khách cảm động trong khủng hoảng tiền tệ

Thứ Năm 05/01/2017 , 12:06 (GMT+7)

Nhiều người dân Ấn Độ sẵn sàng cho du khách nợ tiền nhà, tiền dịch vụ và đưa thêm tiền mặt cho những người nước ngoài khi chính họ đang gặp khó khăn trang trải cuộc sống.

Ấn Độ tuyên bố khai tử loại tiền 500 và 1.000 rupee hồi tháng 11 năm ngoái khiến nhiều du khách lâm vào cảnh ra đường ăn xin, vì khủng hoảng tiền tệ. Họ phải biểu diễn âm nhạc và múa hát để quyên tiền từ người dân địa phương.

Lucy Pummer là một trong những du khách có mặt tại Ấn Độ trong thời gian đất nước này trải qua cơn biến động về tiền tệ. Dưới đây là những dòng chia sẻ của cô trên The Better India.

Một ngày giữa tháng 12/2016, Lucy tìm thấy đồng 100 rupee (hơn 30.000 đồng) duy nhất trong túi. Lucy cần bắt chuyến đi Mumbai hôm sau, nhưng cô phải trả hóa đơn thuê nhà đã quá hạn, khi cô thậm chí không biết mình có thể ăn gì trong bữa tối.

nguoi-an-khien-du-khach-cam-dong-trong-khung-hoang-tien-te
Lucy ngồi trong một cửa hàng tại Ấn Độ. Ảnh: Lucy Plummer.
 

Cô lang thang khắp thành phố Delhi hơn 13 tiếng, hòa vào dòng người xếp hàng dài tại nhiều máy ATM mà không thể rút tiền. Cảm thấy tuyệt vọng và rã rời, Lucy trở về, giải thích với chủ nhà rằng cô không còn tiền mặt để trả hóa đơn thuê phòng mà bà ấy cũng không có máy quẹt thẻ. Cô vào phòng với nỗi xấu hổ.

Vài phút sau, chủ nhà gõ cửa và dúi vào tay Lucy đồng 100 rupee, nói: "Tiền là thứ đến rồi đi. Hãy nhớ ăn tối và phải bắt kịp chuyến bay ngày mai". Bà chủ nhà đã khiến Lucy lấy lại niềm tin vào lòng tốt, nhắc nhở về lý do cô yêu mến Ấn Độ giữa cơn tuyệt vọng khi đất nước này trong cuộc khủng hoảng tiền tệ.

nguoi-an-khien-du-khach-cam-dong-trong-khung-hoang-tien-te-1
Người dân xếp hàng dài để rút tiền tại ATM. Ảnh: Lucy Plummer.
 

Lucy viết: "Những người dân bình thường sẵn sàng đặt lợi ích của mình sang một bên vì người khác, mặc dù cuộc sống của họ đang trực tiếp chịu ảnh hưởng từ những biến động tiền tệ của quốc gia. Họ không ngừng nỗ lực để đảm bảo bất cứ khách hàng nào cũng là Thượng đế khi đặt chân tới Ấn Độ".

Càng đi nhiều, Lucy càng nhận ra mình không phải người duy nhất được người dân bản địa giúp đỡ trên đường khám phá đất nước sông Hằng. Matthew, một du khách Pháp, phát hiện anh không đủ tiền trả cho bộ vest đặt tại một tiệm may ở bang Goa. Dù chỉ là chủ một cửa tiệm sơ sài, người thợ may vẫn để anh lấy đồ và có thể trả tiền bất cứ khi nào có thể, không quên gửi thêm 2.000 rupee tiền mặt để vị khách trang trải trên đường.

nguoi-an-khien-du-khach-cam-dong-trong-khung-hoang-tien-te-2
Nhiều du khách không còn đủ tiền mặt để xài khi tới Ấn Độ đúng thời điểm khủng hoảng tiền tệ. Ảnh: Lucy Plummer.
 

Nhiều du khách khác được người dân cho mượn tài khoản ngân hàng để rút tiền mặt hoặc nhận tiền từ người thân ở quê nhà. Một doanh nhân đến từ Palohem vui vẻ xếp hàng bên cạnh những vị khách nước ngoài đang cầm 3-4 thẻ để rút từng 10.000, 2.000 rupee. Dù chỉ rút được 2.000 rupee (khoảng 670.000 đồng) mỗi ngày, ông vẫn luôn mỉm cười và nói rằng ông không chỉ có nghĩa vụ với quê hương, mà cũng phải giúp những vị khách nước ngoài không phải chịu tác động quá nhiều từ khủng hoảng.

VnExpress

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Hạn hán khốc liệt, nhiều diện tích cà phê bị cháy khô

GIA LAI Tình trạng khô hạn khắc nghiệt kéo dài tại huyện biên giới Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đã khiến cho nhiều diện tích cà phê bị cháy khô, nguy cơ chết cả vườn cây.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm