| Hotline: 0983.970.780

Người bạn đồng hành cùng nhà nông

Thứ Tư 13/03/2013 , 08:41 (GMT+7)

Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Cty CP Supe phốt phát & hóa chất Lâm Thao luôn giữ vững vai trò ngọn là cờ đầu trong ngành...

Tiền thân của Cty CP Supe phốt phát & hóa chất Lâm Thao là Nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao, được Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khởi công xây dựng ngày 8/6/1959 bên dòng sông Thao trên quê hương đất Tổ (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ).

Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Cty CP Supe phốt phát & hóa chất Lâm Thao luôn giữ vững vai trò ngọn là cờ đầu trong ngành SXKD phân bón, hóa chất, có sản lượng phân bón lớn nhất VN (1,8 triệu tấn/năm). Hơn nửa thế kỷ qua đã cung ứng gần 30 triệu tấn phân bón cho đồng ruộng, sát cánh cùng nông dân cả nước làm nên những vụ mùa bội thu.

+ Phân Supe phốt phát đơn Lâm Thao: Ngoài lân (hàm lượng P2O5 hữu hiệu chiếm 16 - 16,5%), còn có hàm lượng khá lớn các chất dinh dưỡng trung lượng như canxi (24 - 26% CaO), lưu huỳnh (10 - 11% S), magiê (1,2 - 1,6% MgO) và silic (6,0 - 7,0% SiO2). Ngoài ra còn có các nguyên tố vi lượng như sắt (1,3 - 1,5% Fe2O3), nhôm (2,0 - 2,5% Al2O3), coban (14 ppm), đồng (28 - 40 ppm), kẽm (50 - 60 ppm)… Sản lượng hiện nay là 830.000 tấn supe lân đơn/năm.

+ Phân lân nung chảy Lâm Thao: Hàm lượng P2O5 hữu hiệu chiếm 15 - 17%), ngoài ra còn có hàm lượng khá lớn các chất dinh dưỡng trung lượng như magiê (14 - 17% MgO), canxi (28 - 34% CaO), silic (23 - 28% SiO2), nhôm (4 - 5% Al2O3), sắt (3,5 - 4,0% Fe2O3). Sản lượng hiện nay là 200.000 tấn phân lân nung chảy/năm.

+ Phân hỗn hợp NPK Lâm Thao: Ngoài các thành phần đạm, lân, kali còn có thêm các nguyên tố trung, vi lượng rất cần thiết cho cây trồng như canxi, magiê, lưu huỳnh, silic, kẽm…; đặc biệt riêng thành phần lân có trong NPK Lâm Thao gồm có cả 2 loại lân dễ tiêu tan trong nước và lân không tan trong nước. Các loại phân hỗn hợp NPK Lâm Thao nếu được bón đúng, đầy đủ, phù hợp với giai đoạn sinh trưởng và dựa trên cơ sở bón phân cân đối sẽ có hiệu lực rất cao.

Tổng sản lượng các loại phân hỗn hợp NPK-S Lâm Thao hơn 750.000 tấn, trong đó các loại phân hỗn hợp NPK-S Lâm Thao chính gồm:

NPK-S 5.10.3-8 (P2O5 hữu hiệu 10%, N: 5%, K2O: 3%, S: 8 - 11%, CaO: 18 - 20%, MgO: 2 - 2,5%, SiO2: 4 - 5%, Cu: 20 - 30 ppm, Zn: 40 - 50 ppm, Co: 10 - 15 ppm). Loại phân này được dùng chủ yếu để bón lót.

NPK-S 12.5.10-14 (P2O5 hữu hiệu 5%, N: 12%, K2O: 10%, S: 14%, CaO: 9 - 10%, MgO: 1 - 1,3%, SiO2: 2 - 2,5%, Cu: 10 - 15 ppm, Zn: 20 - 25 ppm, Co: 6 - 7 ppm). Loại phân này được dùng để bón thúc. Ngoài ra còn có các loại phân NPK khác dùng để bón thúc như: NPK-S 10.5.12-14, 12.2.12-5…; ngoài các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, các loại phân này cũng có chứa các chất dinh dưỡng trung và vi lượng, trong đó hàm lượng đáng kể là nguyên tố lưu huỳnh.


Dây chuyền SX hiện đại của Cty CP Supe phốt phát & hóa chất Lâm Thao

Trong những năm gần đây Cty đã SX các loại phân hỗn hợp NPK-S trên theo hướng vừa có lân ở dạng dễ tan, vừa có lân ở dạng chậm tan có bổ sung các nguyên tố trung lương vi lượng và thành phần cải tạo độ chua của đất. Các loại phân bón này rất thích hợp với cây trồng ở vùng đất phèn, chua, chiêm trũng, đất đỏ bazan và các cây công nghiệp dài ngày.

Ngày nay do ở một số vùng nông thôn thiếu phân chuồng, để cân đối hữu cơ và vô cơ Cty đã SX và đưa vào sử dụng phân hữu cơ khoáng theo đúng tiêu chuẩn của Bộ NN-PTNT để góp phần cải tạo đất và nâng cao hiệu quả phân bón.

Các loại phân bón của Cty Lâm Thao như Supe phốt phát đơn, phân lân nung chảy, các loại phân hỗn hợp NPK-S đã được áp dụng rộng rãi ở nước ta cho các nhóm cây trồng sau đây:

+ Nhóm cây lương thực: Lúa, ngô, sắn, khoai lang, khoai sọ…

+ Nhóm cây rau: Cải bắp, su lơ, rau cải, cải củ, su hào, rau muống, xà lách, cà chua, cây cà, ớt, khoai tây, cà rốt, hành (hành tây, hành ta), dưa chuột, dưa hấu, bí xanh, đậu rau…

+ Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày: Đậu tương, lạc, vừng, đậu xanh, cây bông, cây đay, dâu tằm, mía, thuốc lá, cói…

+ Nhóm cây công nghiệp dài ngày: Chè, cà phê, cao su, điều, tiêu…

+ Nhóm cây ăn quả: Cam, quýt, bưởi, chanh, vải, nhãn, chôm chôm, cây vú sữa, dứa, na, sầu riêng, chuối, xoài, nho, hồng, đào, mận, mơ, măng cụt, bòn bon, lê, thanh long, hồng xiêm…

+ Nhóm cây hoa và cây cảnh trồng trong chậu: Hoa hồng, hoa đồng tiền, cúc, lay ơn, thược dược, cẩm chướng, loa kèn; bón phân cho cây hoa đào và kỹ thuật điều khiển ra hoa cây hoa đào; trồng và bón phân cho hoa, cây cảnh trong chậu, vại.

+ Nhóm cây dược liệu: Atisô, ba gạc, chỉ xác, gấc, cây nghệ, gừng, đẳng sâm, đỗ trọng, dừa cạn, hà thủ ô đỏ, hoàng bá, huyền sâm, kim tiền thảo, cát cánh, ngưu tất, hoa hòe, ý dĩ, nhân trần, sâm đại hành, thanh hao hoa vàng, trạch tả, vân mộc hương…

+ Nhóm cây thức ăn gia súc: Cỏ voi, cỏ Ghi nê, cỏ Ruri, cỏ Tín hiệu, cỏ Pangola, cỏ Stylo, keo dậu, đậu Flemingia…

+ Nhóm cây lâm nghiệp: Luồng, cây nguyên liệu giấy.

Sự trưởng thành của Cty không chỉ thể hiện qua năng lực SX, các dự án phát triển mà quan trọng hơn cả là đã khẳng định được thương hiệu của mình trong sự phát triển chung của xã hội. Thương hiệu Lâm Thao "ba nhành lá cọ xanh" đã trở nên quen thuộc trong nền kinh tế nước nhà, đặc biệt, tên gọi "Phân bón Lâm Thao" đã in sâu vào tiềm thức đông đảo bà con nông dân cả nước.

Đối với mỗi loại cây trồng, trên từng loại đất và vùng sinh thái, Cty đã có hướng dẫn sử dụng cụ thể. Các hướng dẫn trên đảm bảo 4 đúng: Đúng loại phân, đúng liều lượng, đúng tỷ lệ NPK, đúng thời kỳ bón.

Với chiến lược phát triển đầy đủ các chủng loại phân bón để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng; SX từ các nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước nên phân bón Lâm Thao đang cạnh tranh thành công so với các loại phân bón nhập ngoại và các loại phân bón khác do giá rẻ (hàm lượng đạm, lân và kali nếu quy nguyên chất, lại chứa các dinh dưỡng trung, vi lượng).

Các loại phân bón của Cty đảm bảo chất lượng, sạch (đúng hàm lượng và có nhiều trung, vi lượng), được phía đối tác Nhật Bản đánh giá cao và đang nhập khẩu phân bón Lâm Thao.

Với mục tiêu hàng đầu là giữ vững và phát triển các sản phẩm truyền thống phục vụ nông nghiệp Cty đang có ưu thế, tạo sự phát triển ổn định lâu dài và vững chắc.

Xem thêm
Nuôi trâu, bò vỗ béo gặp khó khi giá xuống thấp

Trước tình trạng giá trâu, bò thịt giảm, các hộ nuôi vỗ béo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh điều chỉnh giảm số lượng nuôi, có hộ thậm chí tạm dừng.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất