| Hotline: 0983.970.780

Người chăn nuôi thiết tha VietGAHP

Thứ Tư 10/04/2019 , 13:10 (GMT+7)

Xã Hoằng Thắng (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) là địa phương chăn nuôi theo quy trình VietGAHP khá sớm.

08-21-39_1
Gia đình bà Hiền sẽ tự tin tăng đàn nếu được chứng nhận VietGAHP

Tuy nhiên, chứng nhận Thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) ở đây mới chỉ được cấp cho đàn lợn. Nhiều hộ nuôi đối tượng khác rất muốn được hỗ trợ cấp chứng nhận chăn nuôi theo hướng an toàn.

Bà Lê Thị Hiệt ở thôn Hải Phúc 2, xã Hoằng Thắng nuôi 1.000 con gà đẻ, mỗi ngày cung ứng ra thị trường 700 - 800 quả trứng. Chăn nuôi tuân thủ quy trình chăm sóc, tiêm phòng đầy đủ nên đàn gà phát triển tốt, có lãi. Năm nay bà Hiệt dự định nâng tổng đàn lên 1.500 con nhưng vẫn còn những băn khoăn.

“Nuôi gà, đặc biệt là gà đẻ rủi ro cao nhưng nếu tuân thủ quy trình thì gà phát triển tốt, lãi cao. Tuy nhiên, nếu muốn tăng tổng đàn thì phải có thương hiệu mới đưa sản phẩm vào được những thị trường ổn định. Nhưng ở đây chỉ là vùng chăn nuôi lợn được chứng nhận VietGAHP, chúng tôi cũng muốn được cấp chứng nhận cho con gà để sản phẩm dễ tiêu thụ hơn. Rất mong sẽ có những chương trình hỗ trợ để người nuộ gà được hưởng lợi” – bà Hiệt cho biết.

Đó cũng là nguyện vọng của hơn 100 hộ chăn nuôi khác tại xã Hoằng Thắng.

Theo ông Nguyễn Văn Sỹ, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Thắng, từ năm 2010, Hoằng Thắng đã xây dựng vùng chăn nuôi lợn VietGAHP. Từ đó đến nay, toàn xã có 144 hộ chăn nuôi được chia làm 8 nhóm, thường xuyên được tập huấn quy trình chăn nuôi VietGap, được dự án Lifsap tài trợ và hỗ trợ các dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi. Người dân rất nhiệt tình hưởng ứng, từ đó đã tạo ra một hiệu ứng tích cực trong ý thức chăn nuôi.

Năm 2016, một tổ hợp tác chăn nuôi được thành lập với 20 hộ tham gia. Mỗi hộ được hỗ trợ 4 con lợn nái ngoại, 1 quạt trần, một máy hút khí, 2 máng ăn di động và 1 cân điện tử. Đổi lại, các hộ chăn nuôi này phải tuân thủ chặt chẽ quy trình chăn nuôi VietGAHP như nguồn gốc con giống, ghi nhật ký ngày nhập, xuất chuồng, lịch tiêm các loại vacxin, lịch tiêu độc khử trùng, sử dụng cám đảm bảo chất lượng… Cũng trong năm 2016, các hộ chăn nuôi này được chứng nhận VietGAHP.

Gia đình ông Bùi Văn Anh, một trong 20 hộ thuộc Tổ hợp tác chăn nuôi lợn xã Hoằng Thắng cho biết, đang là thời điểm dịch dã nên việc PV muốn tiếp cận chuồng trại là điều không thể. Đây là nguyên tắc ứng xử bất di bất dịch trước nguy cơ dịch bệnh của những hộ chăn nuôi trong tổ hợp tác.

08-21-39_2
Nông dân hưởng lợi khi chăn nuôi hướng VietGAHP

Nếu trước đây, các hộ chăn nuôi sẵn sàng để người lạ vào thăm chuồng trại bất cứ lúc nào mà không cần một điều kiện gì thì nay phải tiêu độc khử trùng, mặc đồ bảo hộ.

Theo ông Anh, cái được nhất khi tổ hợp tác được chứng nhận VietGAHP không đơn thuần chỉ là sự hỗ trợ mang tính vật chất mà đó là các hộ được tham gia nhiều hơn những khóa tập huấn, từ đó ý thức, kiến thức chăn nuôi nâng cao. Các hộ trong tổ hỗ trợ nhau về giống, kỹ thuật, lúc xuất chuồng, nhập chuồng. Thực hiện nghiêm các cam kết có lợi khi tham gia tổ hợp tác…

Và điều quan trọng hơn nữa, việc thả đàn tập trung, xuất chuồng tập trung sẽ tạo thuận lợi lớn cho đầu ra có tính hàng hóa lớn, tránh được việc ép giá của tư thương.

Ông Nguyễn Văn Sỹ, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Thắng khẳng định, từ những lợi ích trên có thể thấy, việc người chăn nuôi có nhu cầu được cấp chứng nhận VietGAHP là nguyện vọng hoàn toàn chính đáng. Chính quyền địa phương cũng sẽ được hưởng lợi trong công tác quản lý dịch bệnh, quản lý vật nuôi, hộ chăn nuôi.

"Trước nay, hễ nghe tin dịch dã ở đâu là chính quyền rất lo lắng, thường xuyên tổ chức tuyên truyền. Có thể nói, tài sản của người dân nhưng chính quyền lại phải bảo vệ như bảo vệ chính tài sản của mình. Nhưng nay thì chính những người chăn nuôi ở vùng VietGAHP còn lo xa hơn rất nhiều từ khâu phòng đến chữa bệnh cho vật nuôi. Thực tế cho thấy, hiệu quả kinh tế nhờ VietGAHP đem lại đối với chăn nuôi lợn tăng 15 - 20%”, ông Sỹ cho biết.

 

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm