| Hotline: 0983.970.780

Người chế máy nông cụ “5 trong 1”

Thứ Sáu 07/08/2009 , 09:56 (GMT+7)

Ông là một nông dân không được đào tạo cơ khí ở bất kỳ đâu nhưng đã tự mày mò chế tạo thành công chiếc máy đa năng “5 trong 1”...

Ông là một nông dân không được đào tạo cơ khí ở bất kỳ đâu nhưng đã tự mày mò chế tạo thành công chiếc máy đa năng “5 trong 1” (vừa tẽ ngô, tuốt lạc, vò đỗ, vò lúa, trộn thức ăn chăn nuôi) giúp nông dân giảm rất nhiều công lao động. Ông là Đinh Công Viên ở xóm 5, thôn Khuyến Công, xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. 

Những năm làm ngô cực nhọc thôi thúc ông Đinh Công Viên mày mò nghĩ cách chế một chiếc máy tẽ hạt ngô đỡ sức chân tay. Cuối năm 1999, ý tưởng của ông thành công, chiếc máy ra đời. Ông chia sẻ: “Nhìn những bắp ngô chui qua máy tẽ tách hạt ra đằng hạt, lõi ra đằng lõi, tôi mừng đến rơi nước mắt”. Chẳng mấy chốc, “công nghệ” của ông Viên đã nhanh chóng được nhiều người trong làng ngoài xã biết đến. Công suất ban đầu của máy tẽ 3 tạ ngô chỉ trong 30 phút, nhanh gấp 20 lần làm thủ công. Từ đó ông Viên trở thành thợ tẽ ngô thuê nổi tiếng trong vùng. 

Từ năm 2001, thấy bà con có nhu cầu mua máy riêng để làm, ông bắt đầu sản xuất máy để bán. Và ông nghĩ đến việc sẽ tích hợp nhiều chức năng trong cùng một máy để làm được nhiều việc hơn. Ông cứ vừa làm thuê vừa mày mò lắp ráp. Sang năm 2004, ông chế tạo thành công máy 3 chức năng (gồm tẽ ngô, tuốt lạc, vò đậu tương). Rồi năm 2005 đã tích hợp được 4 chức năng (gồm tẽ ngô, tuốt lạc, vò đậu tương, vò lúa). Đến 2008, chiếc máy đa năng của ông Viên đã có thể làm được 5 nhiệm vụ, gồm tẽ ngô, tuốt lạc, vò đậu tương, vò lúa và thái trộn thức ăn chăn nuôi.

Tất cả các máy đa năng này đều có cấu tạo gồm có hai phần cơ bản là thân máy và đầu động cơ (bằng mô tơ điện hoặc đầu máy nổ; có thể tháo rời và ghép nối với những loại đầu nổ công suất khác nhau). Thân máy được thiết kế đơn giản bao gồm khung máy (làm bằng vỏ thùng phuy cũ hoặc tôn) và quả lu vận tải vật liệu nằm bên trong khung máy. Ngoài ra còn có khung ghế ngồi của máy và hai bánh dẫn chuyển máy. Phần quan trọng và khó làm nhất, đó là quả lu và búa đập băng chuyển tải. Người sử dụng có thể tháo rời quả lu để thay thế quả lu khác khi sử dụng máy với chức năng khác.

Với ông Viên, mục đích ông sản xuất máy đa năng này không phải để kiếm lợi. Chính vì thế, làm nghề hàng chục năm nay, bán gần trăm chiếc máy rồi nhưng ông vẫn chưa có tiền để mở xưởng và thuê thợ. Hằng ngày, chỉ một mình ông cặm cụi lắp ráp máy ngay trong góc gân nhà mình.

Thậm chí, ông chưa sắm được chiếc máy khoan sắt nên ông vẫn phải đục thủ công bằng tay búa. Ông chia sẻ: "Máy của tôi tuy không bóng bảy lắm, nhưng công suất có kém ai đâu. Hơn thế, họ có làm đẹp hơn tôi, nhưng tôi vẫn là người đầu tiên chế tạo ra những cái máy loại này cơ mà…”. Ông cười tự hào, và còn tiết lộ thêm: “Tôi đang thử nghiệm chiếc máy cấy mạ trên nền đất mềm. Có thể sẽ hoàn tất nay mai thôi!”.

Để tiện dụng cho người nông dân ngay cả khi sản xuất ở ngoài đồng hay trong nhà, ở gần nguồn điện hay xa nguồn điện, lúc có điện hay mất điện, chiếc máy được cấu tạo có thể chạy cả bằng điện hoặc bằng xăng. Trung bình tiêu thụ nhiên liệu nếu chạy bằng điện thì 1 giờ mới hết 1kW, còn chạy xăng thì 1 giờ tốn khoảng 0,65 lít. Đến nay, ông Viên đã bán được gần 100 chiếc máy các loại. Trong nhà ông Viên đã có các loại máy có thể tẽ ngô với công suất từ 1 tấn, 3 tấn, 4 tấn, 5 tấn, 10 tấn ngô/giờ; còn khi vò lúa và đỗ, tối thiểu cũng đạt 3 sào/giờ.

Với mỗi chiếc máy đa năng loại công suất 1 tấn ngô/h, ông Viên đang bán 2,5 triệu đồng. Còn tùy theo công suất mà có giá khác nhau, máy 10 tấn/h giá là 6 triệu.

Với mức chi phí này, máy của ông Viên được đánh giá là phù hợp với điều kiện kinh tế của nhà nông. Không những thế, ông còn sản xuất cả những chiếc máy tẽ ngô đơn giản (không dùng động cơ), công suất gấp khoảng 5 lần tẽ bằng tay không, để dành bán cho những nông dân ở vùng sâu, vùng xa, những nơi không có điện để dùng máy có động cơ. Mỗi máy này giá chỉ 50 ngàn đồng. Với những giá trị hữu ích đã mang lại cho nông dân, chiếc máy của ông Đinh Công Viên đã được Hội cơ khí nông nghiệp Việt Nam, Sở NN& PTNT tỉnh Hà Nam trao tặng cúp vàng sáng tạo và tặng nhiều bằng khen.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm