| Hotline: 0983.970.780

Người chống tham nhũng lại... tham nhũng: Nực cười!

Thứ Bảy 29/06/2019 , 07:01 (GMT+7)

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Phó trưởng Ban Dân nguyện) của Quốc hội cho rằng: “Cán bộ thanh tra là phải liêm chính thì anh mới có thể lãnh đạo anh em được. Người chống tham nhũng mà đi tham nhũng là điều nực cười, rất khó để người ta chấp nhận”.

Đó là khẳng định của ông Nhưỡng khi trao đổi với KTGĐ xung quanh vụ việc đoàn thanh tra Bộ Xây dựng bị khởi tố vì nhận hối lộ trong lúc thực thi công vụ tại tỉnh Vĩnh Phúc.

vt-lbnhuong127301394-2142019132757288
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng.

Ông bình luận như thế nào trước thông tin thanh tra của Bộ Xây dựng bị Công an tỉnh Vĩnh Phúc bị khởi tố khi tiến hành công tác thanh kiểm tra về xây dựng tại huyện Vĩnh Tường?

Câu chuyện các cơ quan cán bộ công chức được giao quyền lực làm những việc thanh tra, điều tra, hải quan thậm chí biên phòng có một số phần tử thoái hóa biến chất lợi dụng chức vụ quyền hạn, lợi dụng vị trí, quyền lực của anh để kiếm chác là một câu chuyện thông thường. Một đoàn thanh tra lại để xảy ra tình huống như thế rất đáng tiếc. Tất cả như thứ bản năng để sai phạm, khi anh cứ có quyền liên quan đến tài sản hoặc có cơ sở dọa dẫm người khác là lập tức đặt vấn đề đó ra. Cho nên tôi thấy đây là điều nghi ngại.

Nghi ngại khi những vụ việc thanh tra tống tiền, lợi dụng chức vụ quyền hạn để làm những việc như thế đã xảy ra ở trong phía nam, Thanh Hóa giờ tiếp tục ở đây (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc), có nghĩa rằng những cán bộ này không rút kinh nghiệm. Họ là những cán bộ xấu, thậm chí hơn chút nữa cứng đầu. Tôi cho rằng đây là tình tiết nặng hơn so với những trường hợp mà chúng ta đã phát hiện.

Điều này chứng tỏ tình trạng cán bộ công chức lợi dụng chức vụ vòi vĩnh tiền của doanh nghiệp, người dân trở nên phổ biến, thậm chí mức độ ngày càng trầm trọng hơn?

Tôi có cảm giác cảnh này phổ biến, nhưng vụ việc này còn trầm trọng hơn khi các cán bộ đã không rút kinh nghiệm. Đã từng có những vụ việc khiến cán bộ bị bắt rồi (8 cán bộ ở Thanh Hóa, chưa kịp nguội) đặc biệt khi Quốc hội đang họp. Hội nghị Trung ương vừa họp xong… chứng tỏ những cán bộ có hành vi tiêu cực rất coi thường.

Phải chăng họ đã làm những việc này quen rồi? Ông có cho rằng do cơ chế, luật pháp của chúng ta có những kẽ hở để những cán bộ có điều kiện thực thi thi công vụ lợi dụng trục lợi?

Xét dưới góc độ xã hội, nhìn vào những con người này cảm giác dần dần mất đi niềm tin. Không chỉ là cán bộ này đâu còn là những cán bộ khác, không chỉ thanh tra Xây dựng còn có khả năng thanh tra khác nữa thì sao? Thậm chí cả những cán bộ lãnh đạo của các cơ quan hành chính, tư pháp thì sao? Có đấy. Tôi cho rằng, đây là cái rất đáng lên án.

Cơ chế không tạo cho họ vi phạm, cơ chế chỉ họ quyền lực và cơ chế có những van khóa để xiết họ trong vòng cương tỏa của pháp luật. Nhưng cơ chế kiểm soát hàng ngày đối với họ rất khó - ví dụ, rất khó để ông thanh tra đi đâu thì ông thủ trưởng đi đấy hay ông thanh tra đi đâu thì dân phải đi theo. Cho nên cái kiểm soát chính là những người dân trực tiếp làm việc với đội ngũ này. Nhưng họ là đối tượng bị thanh tra, số phận, sinh mệnh họ trong tay ông thanh tra. Nên nhiều khi họ bắt buộc phải thực hiện những việc mà họ không mong muốn. Thậm chí có khi họ phải làm sai.

Ảnh minh họa.

Như ông nói cơ chế có van khóa để xiết đội ngũ cán bộ thực thi công vụ trong vòng cương tỏa của pháp luật, nhưng người dân lại đặt trong tình trạng phụ thuộc vào họ, vậy làm thế nào để hạn chế được tình trạng này?

Câu chuyện này nói nhiều rồi. Đó là đừng đợi người khác phải xử phạt mình mà phải nhìn những gương khác bị xử lý rồi thì tự giáo dục. Đi làm cán bộ, đảng viên xin thề như thế nào… thì đầu tiên anh phải tự giáo dục bằng chính những cái đạo đức thông thường chứ chưa cần phải giáo dục bằng đạo đức pháp luật. Hay nói cách khác cán bộ phải liêm chính.

Thứ nữa là sự kiểm soát của chính cơ quan ấy. Thứ ba, hệ thống pháp luật của nước ta cứ thấy hiện tượng như thế là phải xử lý thật nghiêm. Hiện có hiện tượng châm chước rồi lại đưa ra những yếu tố “giảm nhẹ” như bao nhiêu năm công tác, có cống hiến… Tôi cho rằng càng làm cán bộ cao thì xử càng nặng, không thể châm chước được. Ví dụ trong trường hợp này phải xử lý hình sự.

Trưởng đoàn thanh tra vốn là Phó trưởng phòng Phòng chống tham nhũng (Thanh tra Bộ Xây dựng), ông bình luận như thế nào về việc này? Theo ông trách nhiệm của trưởng đoàn trong vụ việc này đến đâu?

Người đứng đầu không thể không không chịu trách nhiệm được, nhưng không thể nói họ là đồng phạm của vụ việc này được. Trách nhiệm của người đứng đầu ở chỗ họ là người quản lý giáo dục. Anh không có những căn dặn, không có những quán triệt, xử lý… thì thành ra nhờn. Cán bộ thanh tra là phải liêm chính là số một thì anh mới có thể lãnh đạo anh em được. Ở đây liên quan đến công tác cán bộ. Người chống tham nhũng mà đi tham nhũng là điều nực cười, rất khó để người ta chấp nhận.

Xin cảm ơn ông!

(Kiến thức gia đình số 26)

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất