| Hotline: 0983.970.780

Người con nuôi của bộ tộc Lào

Thứ Năm 18/07/2013 , 10:03 (GMT+7)

Người ấy chính là thượng tá Nguyễn Quang Dũng, Đồn trưởng Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Người ấy chính là thượng tá Nguyễn Quang Dũng, Đồn trưởng Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 

Là một công dân Việt Nam nhưng bằng cái nghĩa, cái tình sâu nặng, người sỹ quan quân đội ấy đã góp phần mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân bản Na Then, cụm Són Phết, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn (Lào).

Người con của hai dân tộc

Sinh ra và lớn lên ở miền quê Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Tốt nghiệp Trường Sỹ quan biên phòng năm 1989, chàng lính trẻ Nguyễn Quang Dũng được điều động lên giữ chức vụ Đội trưởng Đội trinh sát, Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo.

Quá trình công tác, anh hoành thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, đến năm 2000, anh được cấp trên bổ nhiệm chức vụ Đồn phó Trinh sát. Và từ năm 2008 đến nay, thượng tá Nguyễn Quang Dũng giữ cương vị Đồn trưởng Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo.

Nhìn cảnh giàu đẹp hôm nay của Na Then, có ai nghĩ được rằng, chỉ hơn 3 năm về trước, bản gần như bị tan rã khi người dân cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, phải rủ nhau bỏ bản mà đi.



Đồn trưởng Nguyễn Quang Dũng được nhân dân các bộ tộc Lào giáp biên giới nhận làm con nuôi

Trong cơn bĩ cực ấy chính thượng tá Dũng là người góp phần đem đến cho bà con không chỉ ở bản Na Then mà còn có hàng chục hộ dân ở các bản Cha Khót, bản Ché Lầu, Xía Nọi... thoát khỏi cuộc sống đói nghèo, lạc hậu, xây dựng các bản trở thành điểm sáng văn hóa trên biên giới.

Ghi nhận những công lao đóng góp và nghĩa tình sâu nặng ấy của đồn trưởng Dũng, người dân các dân tộc nơi đây đã thắt chỉ vào cổ tay nhận anh làm con nuôi của bản làng, của dân tộc mình.

Từ đó anh trở thành người con của 2 dân tộc. Suốt hơn 20 năm qua, dù ở cương vị nào, tấm lòng tri ân của anh dành cho những người bố nuôi, mẹ nuôi nơi địa bàn đóng quân cũng chưa bao giờ vơi cạn.

Nhiều năm nay, cứ đúng vào ngày 15/8 âm lịch, đồn trưởng Dũng lại cùng đồng đội vượt hàng chục km từ Na Mèo sang gia đình mẹ Nàng Lon, ở bản Lán, cụm Mường Xôi, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn để tổ chức ngày giỗ cho bố Bun Phủi - người mà 18 năm về trước từng hết lòng cưu mang đùm bọc anh.

Lặng mình bên bức di ảnh, nâng niu bộ quần áo quân phục ngày nào anh tặng bố, lòng anh nghẹn ngào nhớ lại những ngày đưa bố sang Thanh Hóa chữa bệnh trong cảnh lực bất tòng tâm.

 Trước khi ra đi, ông Bun Phủi căn dặn anh: “Bố đi rồi! Nhờ con ở lại thay bố lo cho mẹ và chăm sóc các em”. Giữ trọn lời hứa ấy với bố, đồn trưởng Dũng trở thành đứa con trai nuôi thường xuyên sang chăm sóc mẹ Nàng Lon và các em.

Suốt quãng thời gian gắn bó với biên giới, anh Dũng còn đóng vai trò quan trọng, cùng với đồng đội trực tiếp sang đất nước Lào tiếp nhận hài cốt các liệt sỹ, quân tình nguyện Việt Nam đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập, tự do của đất nước bạn.

Và mỗi lần được đón các anh về với đất mẹ, chiến sỹ Dũng luôn tự hỏi lòng mình, trước đây, các thế hệ cha anh đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập tự do của nước bạn, thì hôm nay, mình phải làm gì để tháo gỡ khó khăn cho họ.

Dân bản ấm no nhờ anh bộ đội Cụ Hồ

Bằng tấm lòng của người con đất Việt, anh Dũng đã mạnh dạn sang gặp gỡ các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn để bàn biện pháp giúp đỡ đồng bào.

Từ đó, anh đã cùng với cấp ủy chỉ huy đơn vị thành lập các tổ công tác sang phối hợp với công an, quân đội nước Lào tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, trong đó tập trung đưa giống lúa mới có năng suất cao của Việt Nam sang gieo trồng trên đất bạn.

Sau hơn 2 năm triển khai, cuộc sống của người dân các dân tộc Lào từng bước được cải thiện, những mái nhà dột nát ngày nào, nay đã được xây dựng bằng các vật liệu bền vững vận chuyển từ Việt Nam sang.


Thông qua lời kêu gọi quyên góp của Đồn biên phòng Na Mèo, nhiều căn nhà tình nghĩa của đồng bào bản Na Then được xây dựng khang trang

Chưa dừng lại ở đó, đầu năm 2011, anh và cấp ủy đơn vị tổ chức Lễ phát động quyên góp giúp đỡ nhân dân nước bạn Lào xây dựng các công trình phúc lợi.

Bằng những lời nói thấu tình, đạt lý, đầy sức thuyết phục của người đồn trưởng; tình cảm, trách nhiệm dành cho người dân nước bạn cứ thế được khơi dậy trong lòng những người tham dự buổi lễ!

Và, niềm vui vỡ òa khi có rất nhiều cơ quan, đoàn thể đăng ký tham gia ủng hộ. Hàng chục tỷ đồng được các doanh nghiệp quyên góp để xây dựng 15 căn nhà tình nghĩa tại bản Na Then, nhiều Nhà văn hóa thôn bản, hệ thống nước sạch, điện hạ thế, trường học, trạm xá... cũng được hoàn thành đưa vào sử dụng.

Ông Phăn Xi, cựu chiến binh bản Na Then, cảm động nói: "Trong những năm kháng chiến, tôi không bao giờ quên những kỷ niệm sâu sắc về tình cảm giữa quân tình nguyện Việt Nam và quân giải phóng đất nước Lào. Chính tôi đã chứng kiến nhiều quân tình nguyện Việt Nam anh dũng hy sinh vì nền độc lập của đất nước Lào.

Và hôm nay, những người lính như chúng tôi lại tiếp tục được bộ đội Việt Nam sang hỗ trợ làm nhà ở, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Những ân tình đó chúng tôi không biết lấy gì để đền đáp!”.

Đứng trước người dân bản Na Then, anh Dũng bày tỏ lời cảm ơn đến dân bản các bộ tộc Lào đã ghi nhận những đóng góp nhỏ nhoi của cá nhân anh và đồng đội. “Tôi cũng như anh em chiến sỹ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo rất mong bà con nhân dân hai bên biên giới sẽ mãi gìn giữ và phát huy truyền thống đoàn kết gắn bó, thủy chung son sắt của hai Đảng, hai dân tộc Việt Nam - Lào mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏm Phônvihẳn đã dày công vun đắp.

Người dân hãy giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn, tích cực tham gia bảo vệ đất nước, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc mình”, thượng tá Dũng nói.

Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo - Nậm Xôi vẫn nhộn nhịp những phiên chợ giao lưu của người dân hai bên biên giới. Tình cảm đoàn kết gắn bó máu thịt quân dân Việt Nam - Lào đang ngày thêm được thắt chặt trên những nẻo đường biên giới thân yêu của hai Tổ quốc, hai dân tộc.

Trong thành quả chung ấy, có phần đóng góp công sức và trí tuệ của thượng tá Nguyễn Quang Dũng, người đã được người dân của cả hai dân tộc Việt Nam và Lào nơi biên giới xa xôi này xem như người con của chính gia đình mình, của quê hương mình.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều

QUẢNG NINH Tại kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua 14 nghị quyết quan trọng, trong đó tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm