| Hotline: 0983.970.780

Người cựu binh và chiếc gậy Trường Sơn huyền thoại

Thứ Bảy 20/04/2019 , 07:10 (GMT+7)

Đó là thương binh Phùng Văn Quán (SN 1942) ở xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa, Hà Nội là nhân chứng sống còn lưu giữ được chiếc gậy Trường Sơn huyền thoại.

Cảm hứng cho ca khúc "Chiếc gậy Trường Sơn"

Hình ảnh đầu tiên hút ánh mắt là cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi sừng sững với tán lá xanh tỏa bóng mát cho một vùng rộng lớn. Đó là nơi hội tụ những nét đẹp văn hóa trong làng. Cách cây đa không xa là Bảo tàng Chiếc gậy Trường Sơn, nơi lưu giữ kỷ vật quý báu thời kháng chiến của làng. Những phong trào "Chiếc gậy Trường Sơn", "Chiếc nhẫn chung thủy" đều xuất phát từ mảnh đất này.

Cựu binh Phùng Văn Quán sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, bố mất sớm, mẹ tần tảo nuôi 2 chị em. Thời niên thiếu, chàng thanh niên Phùng Văn Quán tình nguyện vào Nam chiến đấu. Nhập ngũ ngày 10/2/1961, sau hơn 5 năm chiến đấu ông bị thương phải về hậu phương điều trị. Khỏi bệnh, ông viết thư tình nguyện xin tiếp tục ra trận chiến đấu cho tới ngày 5/12/1970 ông buộc phải xuất ngũ để chữa bệnh vì bị thương nặng và chịu ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin.

18-03-29_hinh_nh_1
Cựu chiến binh Phùng Văn Quán đang kể cho chúng tôi nghe về kỷ niệm thời chiến tranh

Khi đoàn quân đến huyện Hương Sơn, tỉnh Hòa Bình, trong lúc giải lao, Phùng Văn Quán rủ hai người bạn thân cùng làng là Đỗ Tít và Lưu Tiến Long vào rừng chặt cây làm gậy chống đi đường cho đỡ mệt. Chiếc gậy lập tức phát huy tác dụng, nó giúp bộ đội băng rừng lội suối an toàn, làm giá đỡ quần áo, ba lô và có thể làm vũ khí chiến đấu khi đánh giáp lá cà với địch. Việc làm của họ được đồng đội hưởng ứng và lan rộng ra các đơn vị bạn.

Ông Quán kể lại: "Năm 1965, tôi cùng 2 người bạn thân là Đỗ Tít và Lưu Tiến Long lên đường vào chiến trường miền Nam. Khoác trên vai chiếc ba lô nặng hơn 20kg, đi khoảng một cây số là ai nấy đều mệt oải người. Trong lúc hành quân đeo ba lô nặng vai, trời lại mưa đường trơn nên tôi chặt gậy để chống lúc đi. Ban ngày hành quân đỡ vất vả nhưng hành quân ban đêm khó khăn, đường rừng mưa trơn. Khi tạm nghỉ vẫn phải đứng, đeo ba lô thế nên tôi nghĩ ra cách chặt một cây rừng cứng dài 1,2m, to hơn ngón chân cái để đỡ chiếc ba lô cho bớt nặng. Anh Tít và anh Long cũng chặt một đoạn trúc già và một đoạn tre ven đường làm gậy chống. Tôi coi gậy như một bạn đường đi vào Nam chiến đấu. Đây là kỷ vật mà tôi không bao giờ quên".

Khi đã vào đến chiến trường chuẩn bị cho một trận đánh lớn, 3 chàng trai gặp được người cùng làng trở về quê, họ quyết định gửi 3 cây gậy về nhà để gia đình yên tâm. Ông Quán tâm sự: "Tôi đã khắc lên thân gậy tên mình, những địa danh đã đi qua và dòng chữ "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" với mong muốn người nhà "thấy gậy như thấy người" và dù tôi có trở về hay không cũng không quan trọng".

18-03-29_hinh_nh_3
Từng nét chữ khắc trên chiếc gậy Trường Sơn

Chiếc gậy ông Phùng Văn Quán được khắc những dòng chữ “Thà quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, “ Fùng Quán” và “Trường Sơn 1-4-67”. Ba chiếc gậy đó khi trở về quê hương được nhân dân Hòa Xá trưng bày ở phòng truyền thống. Cứ mỗi lần thanh niên Hòa Xá lên đường nhập ngũ, các bậc cao niên trong xã lại trao cây gậy khắc dòng chữ “Gậy này là gậy Trường Sơn/Của trai Hòa Xá lên đường tòng quân” thay cho lời nhắn nhủ người lính vững bước hành quân và lời thề chiến đấu kiên cường, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.

Tháng 4/1967, trong một chuyến đi công tác tới xã Hòa Xá, hình ảnh “Chiếc gậy Trường Sơn” cùng khí thế sục sôi lên đường đánh giặc cứu nước của những người con Hòa Xá đã trở thành nguồn cảm hứng để nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác nên ca khúc đã đi cùng năm tháng “Chiếc gậy Trường Sơn”. Kể từ đó, loại gậy dùng cho bộ đội hành quân được đổi tên thành gậy Trường Sơn.

Ông Quán kể: “Lúc vào đến Trường Sơn ít ngày tôi nghe đại đội trưởng mở Đài Tiếng nói Việt Nam nghe thấy bài hát chiếc gậy Trường Sơn, tôi mới biết là gậy đã tới nơi quê nhà rồi. Tôi không nghĩ chính những chiếc gậy của mình và đồng đội gửi về chỉ với với mục đích báo tin cho gia đình lại trở thành ý tưởng để nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác ca khúc “Chiếc gậy Trường Sơn” nổi tiếng ấy. Nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác bài hát "Chiếc gậy Trường Sơn" làm nổi lên một phong trào chiếc gậy tòng quân ở xã, huyện và cả nước. Trước khi đi nhập ngũ, xã đưa đón tặng gậy Trường Sơn nhắc nhở anh em hoàn thành nhiệm vụ”.

Ông Phùng Văn Mạnh, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Hòa Xá cho biết: “Trong bản giấy vẽ khuông nhạc của ca khúc “Chiếc gậy Trường Sơn” của nhạc sĩ Phạm Tuyên ngày ấy có ghi: “Kính tặng thanh niên Hòa Xá trước khi lên đường nhập ngũ”.

18-03-29_hinh_nh_5
Cựu binh Phùng Văn Quán kể về kỷ vật chiếc gậy Trường Sơn

Sau này, khi bài hát được lan rộng, cổ vũ khí thế của lớp lớp thanh niên cả nước, dòng chữ trên được sửa lại thành “Kính tặng thanh niên Hòa Xá và thanh niên cả nước trước khi lên đường nhập ngũ”.
 

Duyên kỳ ngộ

Chiến tranh đã lùi xa, 3 người con Hòa Xá, giờ đây chỉ còn ông Quán. Hai người bạn chiến đấu năm nào của ông đã không còn nữa, một hy sinh ở chiến trường Quảng Trị, một cũng ra đi do di chứng của chất độc da cam. Chiếc gậy của ông Đỗ Tít được Quân khu 3 xin làm kỷ niệm, gậy của ông Lưu Tiến Long được Tỉnh đội Hà Tây cũ lưu giữ.

Còn chiếc gậy của ông Phùng Văn Quán sau một thời gian trưng bày ở phòng truyền thống xã Hòa Xá nhưng khi ông đến tìm thì đã bị thất lạc không ai rõ. Cách đây 5 năm, tình cờ một bà cụ hàng xóm của con gái ông Quán chống gậy sang nhà chơi, cô chợt thấy chữ Phùng Quán khắc trên đó, mới nhìn kĩ thì biết ngay đó là chiếc gậy mà cha cô bao năm tìm kiếm. Nhận lại cây gậy, ông Quán ôm nó vào lòng như người bạn thân thiết và nhận ra dòng chữ “Thà Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Trường Sơn 1-4-67” do chính tay ông khắc cách đây 30 năm. Vậy là cuối cùng chiếc gậy huyền thoại đã được đưa về với chủ nhân của nó. Có người đã từng trả ông Quán hàng trăm triệu đồng để mua chiếc gậy Trường Sơn nhưng ông không bán, bởi ông coi chiếc gậy này như một báu vật.

18-03-29_hinh_nh_4
Chiếc gậy Trường Sơn được gia đình cựu binh Phùng Văn Quán lưu giữ như một báu vật

Vào những ngày lễ lớn của đất nước, ông lại đem gậy ra đặt bên bàn thờ, thắp hương, tưởng nhớ đồng đội hy sinh. Ông Phùng Văn Quán cho biết: “Tôi gìn giữ gậy trong bao bọc cẩn thận để sau này cho con cháu tôi lớn lên sẽ biết được ông cha mình trước kia đi vào Nam chiến đấu. Gậy đã đi vào lịch sử rồi, tôi rất tự hào về công việc đã làm. Nhạc sĩ Phạm Tuyên mới đây lên thăm tôi khi được xem lại chiếc gậy Trường Sơn đã bảo tôi chiếc gậy quý giá quá. Nó nhắc tôi nhớ tới những đồng đội đã nằm lại chiến trường, tới chính tôi năm xưa. Đó là báu vật của tôi và của những năm tháng không thể nào quên ”.

Hình ảnh chiếc gậy Trường Sơn đã trở thành nguồn cảm hứng dào dạt để nhà thơ Nhuệ Giang viết: Gậy này là gậy Trường Sơn/Của trai Hòa Xá lên đường tòng quân/Gậy này gửi tặng quê nhà/Gậy ra tiền tuyến, gậy ra ruộng đồng/Chỉ ra đồng nở bông sáu tấn/Chỉ lên trời thần sấm cháy tan/Chỉ ra tám triệu mét màn/Chỉ vào tiếng hát, tiếng đàn thêm trong/Mẹ già chống gậy Trường Sơn/Tưởng như mẹ cũng lên đường xông pha.

(Kiến thức gia đình số 16)

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

  • Những 'bông hồng' trên mâm pháo
    Phóng sự 08/03/2024 - 06:30

    Đó là những nữ dân quân trẻ tuổi thuộc Đại đội pháo phòng không 37 ly ở Đồng Hới, Quảng Bình. Bất kể trong điều kiện thời tiết nào, họ vẫn hăng say luyện tập…

  • Thu hoạch tiêu, nghề nguy hiểm
    Phóng sự 06/03/2024 - 06:33

    Nghề hái tiêu nhìn bên ngoài có thể dễ dàng nhưng công việc luôn đứng trên thang cao, tai nạn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đây được xem là nghề nguy hiểm.

  • Gã họa sĩ lập dị móng tay dài cả mét
    Phóng sự 05/03/2024 - 09:08

    Sau hơn 30 năm nuôi móng tay, ông Huyền không thể tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại là họa sỹ nổi tiếng vùng biển.

  • Độc đáo chuyện học trên đảo Hòn Chuối
    Phóng sự 04/03/2024 - 06:54

    Ngày mới tập làm quen với con chữ, học sinh của 'lớp học tình thương’ trên đảo Hòn Chuối được người thầy mặc áo lính tập trung dạy làm người, hình thành nhân cách…

  • Chuyện ông 'Thìn rồng' ở đền Đô
    Phóng sự 02/03/2024 - 06:00

    Về Từ Sơn, hỏi chuyện 'ông Thìn rồng', đứa trẻ lên 6 cũng tỏ tường bởi ông là người may mắn hai lần ghi được khoảnh khắc đám mây hình rồng trên đỉnh đền Đô.

  • Ngày hội của những chàng trai
    Phóng sự 01/03/2024 - 06:00

    Mới ngày nào, họ còn là những học sinh, sinh viên, hay lao động tự do, nay đã chỉnh tề trong bộ quân phục màu xanh, chuẩn bị lên đường làm nghĩa vụ quân nhân.

  • Nổi nênh nghề rọ tôm trên hồ Thác Bà
    Phóng sự 26/02/2024 - 10:05

    YÊN BÁI Nghề đan rọ tôm có lúc mai một bởi xuất hiện công nghệ đánh bắt hiện đại, nguồn tôm cá ít dần theo thời gian, nhưng bà con vẫn cần mẫn thủy chung với nghề.

  • Ông chủ nhiệm 'khoai lang' và câu chuyện ‘khoán chui’ thời bao cấp
    Phóng sự 20/02/2024 - 09:45

    Ngót nghét tuổi 80, trước khi bắt đầu câu chuyện 'khoán chui' của xã Đoàn Xá năm xưa, ông Thưởng xin vài phút để uống hết liều thuốc tiểu đường, huyết áp của mình.

Xem thêm
Ông Trần Thanh Lâm giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre

Ông Trần Thanh Lâm (51 tuổi, quê quán tỉnh Hà Nam), Phó Ban Tuyên giáo Trung ương, được điều động giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, nhiệm kỳ 2020-2025.

Nguy cơ thiếu nước sản xuất, Yên Bái phản ứng sớm

Chỉ riêng huyện Lục Yên, qua khảo sát có khoảng 300ha lúa có nguy cơ bị hạn, thiệt hại giảm năng suất hoặc gây mất mùa.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Nhà máy Xi măng Xuân Thành nổ mìn làm sập nhà dân

Quảng Nam Sau khi Nhà máy Xi măng Xuân Thành nổ mìn, 1 tảng đá lớn bất ngờ lăn thẳng vào nhà dân gây sập 1 phần, rất may không có thiệt hại về người.