| Hotline: 0983.970.780

Người cựu chiến binh dân tộc Cơ Tu cần mẫn làm trang trại tổng hợp

Thứ Tư 19/09/2018 , 06:01 (GMT+7)

Không cam chịu cảnh đói nghèo, năm 2003, vợ chồng cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Chức đào ao nuôi cá, trồng rừng kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm…

11-50-45_ong_chuc_dng_cho_dn_bo_di_n
Ông Chức cho đàn bò đi ăn

Ông Nguyễn Văn Chức là một người dân tộc Cơ Tu, xuất thân từ gia đình nông dân nghèo ở miền núi xã Hương Nguyên, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Năm 1964, ông lên đường nhập ngũ. Sau ngày giải phóng ông Chức trở về quê nhà với những thương tật trên cơ thể. Đến năm 1995 ông cùng gia đình chuyển về thôn Bồ Hòn, xã Bình Thành, thị xã Hương Trà định cư.

Bằng nghị lực và ý chí của người lính, không chịu khuất phục trước khó khăn, gian khổ, CCB Nguyễn Văn Chức đã mạnh dạn trong suy nghĩ, sáng tạo trong cách làm cùng sự quyết tâm vượt khó đã trở thành tấm gương điển hình trong lao động sản xuất được bà con lối xóm ngưỡng mộ.

Ông Chức tâm sự: “Thời gian đầu về xã Bình Thành chỉ có hai bàn tay trắng, vợ chồng tôi cùng 5 người con dựa vào mấy sào cây lồ ô để sống. Từ mảnh đất nhỏ ban đầu hai vợ chồng cùng các con khai khẩn thêm diện tích đất toàn cây cỏ um tùm để trồng keo. Được chính quyền, ban ngành các cấp động viên, hỗ trợ nên những khó khăn ban đầu cũng dần qua”.

Năm 2003, từ trồng rừng, vợ chồng ông bắt đầu kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ông Chức chia sẻ, điều kiện đất đai, khí hậu ở vùng đồi núi xã Bình Thành mát mẻ, thoáng sạch lại không ồn ào nên rất phù hợp để xây dựng mô hình kinh tế trang trại tổng hợp.

Trò chuyện với chúng tôi, người CCB phấn khởi cho biết, sau nhiều năm gây dựng, đến nay ông có trong tay 50ha rừng keo, mỗi năm cho thu hoạch từ 400 - 500 triệu đồng. Ngoài trồng keo ông còn chăn nuôi đàn bò trên 30 con, đàn trâu 15 con, đàn dê 20 con...

Để có thu nhập ổn định, ngoài từ nguồn chăn nuôi trâu, bò, dê thì ông Chức còn đào hồ nuôi cá, mỗi năm cũng cho thu nhập khá cao. Cùng với đó, ông còn trồng thêm chuối để vừa tạo bóng mát, tăng thu nhập mà còn giúp chủ động nguồn thức ăn cho đàn gia súc.

Không chỉ trong cậy vào điều kiện tự nhiên, từ khi bắt đầu chăn nuôi đến nay vợ chồng ông Chức còn thường xuyên nghiên cứu sách vở, học hỏi kinh nghiệm từ nhiều nơi và tuân thủ tốt các điều kiện vệ sinh thú y nên đàn vật nuôi của gia đình ông phát triển tốt, ít dịch bệnh.

Ông Trương Ngọc An, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Bình Thành cho biết, ông Nguyễn Văn Chức là một điển hình phát triển kinh tế của Hội CCB xã Bình Thành. Bên cạnh đó, ông còn gương mẫu, nhiệt tình tham gia các phong trào hoạt động của hội như xây dựng nông thôn mới; vận động bà con thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước…

Nhờ sự cần cù cùng những nỗ lực không biết mệt mỏi nên gia đình của ông Chức có điều kiện nuôi các con ăn học, nhà cửa được đầu tư xây dựng khang trang với đầy đủ tiện nghi. CCB Nguyễn Văn Chức tâm niệm: “Tôi phát triển kinh tế không chỉ để tạo ra thu nhập cho bản thân, mà còn mong muốn góp sức xây dựng quê hương”.

Ông cũng cho biết sẽ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế và giúp đỡ bà con đồng bào, đồng đội có hoàn cảnh khó khăn cùng vươn lên làm giàu.

Tháng 6/2018, ông Nguyễn Văn Chức đã được Hội CCB tỉnh Thừa Thiên - Huế khen thưởng trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi năm 2017.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm