| Hotline: 0983.970.780

Người đã liều lại khùng sở hữu hơn 5 vạn 'sát thủ đầm lầy'

Thứ Năm 12/10/2017 , 14:59 (GMT+7)

Thay vì đầu tư nuôi cá tra, loài cá da trơn hiền lành, chẳng phải lo có ngày nó... đớp chân mình, thì ông lại bán hết gia sản, bỏ tiền “rước” loài cá vừa xấu vừa hung dữ, chẳng ai dám lại gần về nuôi. Hành trình gần 20 năm để trở thành “trùm” cá sấu Việt Nam của Hồ Văn Bé Hùng không chỉ gian nan mà còn nhiều chuyện thú vị.

Đã liều lại khùng

Về xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Ðồng Tháp, hỏi trại cá sấu của ông Hồ Văn Bé Hùng, ai cũng biết. Bởi đây không chỉ là trang trại cá sấu lâu đời nhất, mà còn lớn nhất, hiện đại nhất, không chỉ ở miền Tây, mà là của cả nước.

13-07-01_nh_1
Chân dung “ông trùm” cá sấu Việt Nam Hồ Văn Bé Hùng

“Hai lúa” Bé Hùng nay dù đã là chủ doanh nghiệp, quần áo bảnh bao, thắt cà vạt, ngồi phòng máy lạnh, gõ bàn phím máy tính tanh tách, nhưng phong cách thì vẫn rất “lúa”, thân thiện, cởi mở.

Ông kể, những năm cuối thập niên 1990, thời mà cụm từ phổ biến là “đại gia cá tra”, chứ chưa ai nghe “đại gia cá sấu” bao giờ. Cho nên, khi ông “rước” những con cá sấu xù xì gớm ghiếc về nuôi, ai cũng lắc đầu, nói ông bị khùng.

“Nhưng từ đâu mà anh có ý tưởng “khác người”, nuôi cá sấu thay vì cá tra?”, tôi hỏi. “Hồi trẻ tôi chuyên mua bán vật tư nông nghiệp, cũng có dư chút xíu, nhưng giàu thì khó. Thấy người ta làm giàu ào ào mà sốt ruột. Rồi có đôi lần xem tivi, thấy ở nước ngoài người ta nuôi cá sấu quá hay. Tìm hiểu thêm thì thấy nuôi cũng dễ, mà giá trị kinh tế lại rất cao. Trong khi nuôi cá tra xuất khẩu đòi hỏi nhiều công sức, tiền bạc, mà rủi ro cũng cao. Nếu nuôi cá sấu được thì coi là “một mình một sân”, chẳng lo cạnh tranh. Ý định nuôi cá sấu hình thành từ đó”, ông đáp.

Sau khi quyết định tìm hiểu về con cá sấu, ông bắt đầu dành thời gian, tiền bạc đi tham quan những trang trại cá sấu lớn ở Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Úc... trở về, ông quyết định đầu tư xây chuồng trại nuôi cá sấu theo mô hình nước ngoài, sau đó mua 30 cặp cá sấu giống Campuchia về nuôi.

13-07-01_nh_2
“Thánh địa” của loài “sát thủ đầm lầy” tại trang trại Mỹ Hiệp

“Hồi đó, thấy bầy cá sấu xù xì, ngoác cái miệng toàn răng trắng ởn ra, ai thấy cũng chạy mất dép, bảo tôi khùng. Mà nói thiệt lòng là lúc đó vợ chồng tôi cũng run lắm, chẳng biết thắng thua thế nào, chỉ biết là thời điểm đó chúng tôi đang trắng tay. Vì toàn bộ nhà cửa, đất đai cha mẹ để lại, tôi bán sạch trơn rồi. Số tiền đầu tư cho cá sấu hơn 100 triệu đồng. Thời điểm năm 1998, đây là số tiền lớn”, ông Hùng nói.

Sau khi quy trình nuôi cá sấu dần đi vào ổn định, cũng là lúc lũ đến, lúc này ông mới đối mặt với những khó khăn phát sinh mà trước đó ông chưa lường tới, đó là nạn trộm cắp và cá xổng chuồng. “Hồi đó chưa có đê ngăn lũ như bây giờ, nên khi lũ về, tôi mới giật mình, vội vàng nâng cao tường chuồng, gia cố thêm lưới B40 loại dày hơn”.

13-07-01_nh_5
“Thánh địa” của loài “sát thủ đầm lầy” tại trang trại Mỹ Hiệp

Đối phó được với lũ, một “vấn nạn” khác mà ông Hùng cũng chưa lường tới nữa là trộm. Ông kể: “Hồi đó, vùng này đâu có ai nuôi cá sấu, nên một lần nghe người ta nói ngoài chợ bán cá sấu con, tôi tá hoả chạy ra xem, biết ngay là cá sấu của mình, hỏi thì người ta nói mua của mấy cậu thanh niên choai choai, tôi nói đây là cá sấu tụi nó ăn trộm, xin chuộc, họ thông cảm nên bán lại với giá đã mua. Về, tôi lại phải bỏ thêm tiền gia cố chuồng trại chống trộm. Cứ tưởng chắc ăn, ai dè vẫn bị mất”.

Có lần, nghe tin ngoài TX Cao Lãnh người ta bán gần chục con cá sấu, con cỡ 3-4kg, ông Hùng hộc tốc chạy ra, lại tiếp tục móc hầu bao chuộc mấy con cá sấu của mình về. Lần khác, người ta báo thấy con cá sấu đang ngọ nguậy trên đường thôn. Ông chạy ra coi thì thấy đúng là con cá sấu mình mới cho ăn hôm qua. Lúc này mới biết, bọn trộm nhí vẫn “viếng thăm” trại cá sấu nhà mình!

“Sau này khi gắn camera rồi tôi mới biết, không chỉ leo vào bắt trực tiếp, bỏ vào bao, chuyền ra ngoài, tụi trộm còn dùng cần câu, một đầu có sợi dây, thắt thòng lọng, thả từ trên lưới xuống, vì cá sấu thường nằm im, nên chúng thả thòng lọng, tròng vào đầu cá, kéo lên dễ ợt”, ông Hùng cười, kể lại.
 

Bắt tay với Louis Vuitton

Sau 19 năm “làm bạn” với loài “sát thủ đầm lầy”, hiện ông Hùng có 2 trang trại cá sấu tại ấp 1 và ấp 4, xã Mỹ Hiệp, tổng diện tích 2,4ha, được xây dựng hiện đại, đạt tiêu chuẩn theo công ước quốc tế CITES (Công ước quốc tế về các loài động vật hoang dã nguy cấp), kinh phí đầu tư hơn 2 triệu USD. Hiện trang trại có hơn 50 ngàn cá sấu các loại.

Trước câu hỏi: “Với đàn cá sấu “khủng” như vậy, anh lo nguồn thức ăn cho chúng thế nào?”, ông Hùng cho biết: “Cá sấu là loài dễ nuôi, ăn tạp, cái gì nó cũng ăn: từ ốc bươu, lươn, ếch, chuột, cá biển... đến các loài có nguồn gốc động vật. Bình quân mỗi tháng, riêng chi phí thức ăn cho đàn cá sấu đã hết hơn 1,2 tỷ đồng”.

Năm 2002, DNTN Mỹ Hiệp chính thức ra đời, chuyên nuôi sinh sản và kinh doanh cá sấu giống, cá sấu thương phẩm. Ông Hùng cho biết, hiện Mỹ Hiệp liên kết, cung cấp các sản phẩm gồm da cá sấu muối nguyên tấm, da cá sấu thuộc và thịt cá sấu thương phẩm cho một loạt doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, sản phẩm của Mỹ Hiện được xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc và Ý. Bình quân mỗi năm Mỹ Hiệp xuất khẩu 10.000 tấm da, trong đó trên 70% đạt loại 1 và khoảng 20.000 con cá sấu thương phẩm, tương đương 300 tấn.

Đặc biệt, thương hiệu thời trang nổi tiếng của Pháp là Louis Vuitton chấp nhận cho Mỹ Hiệp làm đại ý cung cấp da cá sấu thô. Tuy nhiên, ông Hùng bảo, bán được sản phẩm cho họ cũng trầy vi tróc vẩy.

13-07-01_nh_7
 

“Trước khi chấp nhận sản phẩm của mình, họ sang nhiều lần, theo dõi toàn bộ quy trình nuôi, chăm sóc cá sấu của mình. Sau đó đưa ra yêu cầu cho sản phẩm của họ. Ban đầu tôi thấy “khó nhằn”, nhưng họ bảo, bên Campuchia họ làm được từ lâu, sao mình không thể? Chỉ cần anh làm đúng kỹ thuật họ đưa ra là có thể được.

Tôi nghe vậy tự ái, quyết làm. Cuối cùng cũng được. Mỗi tấm da đạt yêu cầu họ trả từ 300 USD trở lên. Nhưng họ yêu cầu rất cao. Da phải đúng kích cỡ, đẹp, không tỳ vết. Để cung cấp da đạt yêu cầu cho họ, tôi phải nuôi riêng mỗi chuồng 1 con ngay từ nhỏ, sau 3 đến 4 năm mới đạt trọng lượng. Phải nuôi riêng thì da mới lành, chứ nhốt chung thì chúng đánh nhau hỏng hết da", ông Hùng chia sẻ.

Hiện nay, giá các sản phẩm từ cá sấu thấp hơn nhiều so với thời điểm vài năm trước, nhưng trang trại của ông Hùng vẫn không ngừng phát triển. Ấy là nhờ sản phẩm của Mỹ Hiệp đảm bảo chất lượng, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

“Toàn bộ đàn cá sấu được theo dõi, quản lý nghiêm ngặt qua hệ thống vi tính quá trình tăng trưởng và sinh sản của chúng. Không để chúng cắn nhau làm da bị rách, nhiều sẹo khi bán mất giá. Còn cá sấu sinh sản, tuyệt đối không để cho chúng giao phối đồng huyết. Nếu không, cá sấu con sinh ra sẽ chết hàng loạt. Nên mỗi cá sấu bố mẹ đều có lý lịch rõ ràng, được theo dõi trên máy vi tính”, ông “vua” cá sấu cho biết.

13-07-01_nh_9
Cửa hàng trưng bày các sản phẩm thời trang từ da cá sấu do Mỹ Hiệp sản xuất
Ngoài xuất khẩu các sản phẩm da cá sấu thuộc, da muối, Mỹ Hiệp còn tự sản xuất hơn chục mặt hàng thời trang từ da cá sấu như giày, bóp, ví, cặp... chất lượng cao. Mỗi sản phẩm có giá từ gần 1 triệu đến gần chục triệu đồng. Hiện “vua” cá sấu Hồ Văn Bé Hùng đang tiếp tục mở rộng quy mô, xây thêm chuồng nuôi cá sấu, tăng gấp đôi đàn cá sấu, lên tới 100 nghìn con.

 

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sụt lún nghiêm trọng tại kho một công ty lương thực thiệt hại 10 tỷ đồng

CẦN THƠ Vụ sụt lún xảy ra tại kho Bến Thủy của một công ty lương thực, ước tính thiệt hại 10 tỷ đồng, ngành chuyên môn đang tìm hiểu nguyên nhân.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm