| Hotline: 0983.970.780

Người dân Ấn Độ đón Giáng sinh trong nhà vì khói bụi mù mịt

Thứ Ba 25/12/2018 , 20:48 (GMT+7)

Tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng khiến người dân Ấn Độ không dám ra đường, trong khi chính quyền chưa giải quyết vấn đề triệt để.

Khói bụi bao phủ những tòa nhà ở New Delhi, Ấn Độ hôm nay. Ảnh: Reuters.

Nhiều cư dân tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ buộc phải đón Giáng sinh năm nay trong nhà do chất lượng không khí vẫn ở mức độ "từ nghiêm trọng tới khẩn cấp" trong 4 ngày qua, Reuters hôm nay đưa tin.

Các quan chức dự đoán tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng sẽ kéo dài thêm ba ngày nữa do không khí lạnh và ứ đọng bất thường. Chính quyền hôm qua thông báo kế hoạch phản ứng khẩn cấp trong ba ngày, bao gồm đóng cửa các nhà máy và cấm câc công trình xây dựng.

"Chúng tôi tốt hơn nên ở nhà vì tình trạng ô nhiễm dù đang trong dịp Giáng sinh và có một ngày nghỉ lễ", Amit Azad, một nhân viên tư vấn tài chính, cho biết. Azad phải mua máy lọc không khí sau khi bị ho vì khói bụi.

Một quan chức chính quyền New Delhi cho rằng sự ô nhiễm khiến đường phố thưa thớt hơn bình thường, trong khi một quản lý tại sân bay của thành phố cho biết nhiều chuyến bị hoãn tới hai giờ do tầm nhìn kém.

Mật độ hạt bụi phân tử PM 2.5 sáng nay tại New Delhi là 420 microgram/m3, giảm nhẹ so với mức 449-450 microgram/m3 hai ngày trước. Tuy nhiên, mật độ lớn hơn 100 microgram/m3 được coi là không tốt cho sức khỏe.

Các nhà môi trường học đánh giá chính quyền đang lảng tránh những biện pháp dài hạn và hiệu quả hơn, như hạn chế các nguồn gây ô nhiễm và thúc đẩy sử dụng nhiên liệu sạch. Thay vào đó, họ chỉ tập trung vào giải pháp tạm thời.

"Những biện pháp cần thiết dựa trên cơ sở bền vững để ngăn chặn ô nhiễm không được sẵn sàng thực hiện", Sunil Dahiya, nhà vận động thuộc Tổ chức Hòa bình xanh tại Ấn Độ, cho biết. Ông kêu gọi tăng chi phí đỗ xe và giảm sự phụ thuộc vào các nhà máy nhiệt điện than.

Dahiya cũng đề nghị chính phủ nên đóng cửa các trường học ngay lập tức và khuyến cáo người dân cắt giảm hoạt động ngoài trời do mức độ ô nhiễm hiện nay có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

(VnExpress)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm