| Hotline: 0983.970.780

Người đàn bà liều lĩnh

Thứ Ba 03/03/2015 , 06:13 (GMT+7)

Đang có công việc ổn định tại trạm y tế xã nhưng bà Phan Thị Hải (SN 1964, trưởng thôn, kiêm phó Bí thư chi bộ thôn Hà Dừa, xã Điện Ngọc, Điện Bàn, Quảng Nam) nghỉ việc để SX nông nghiệp.

Bà bán đất, bán nhà cộng với nguồn vay thế chấp ngân hàng được 1 tỷ đồng đổ hết vào “sa mạc” cát chăn nuôi gà. Sự liều lĩnh ngày nào bây giờ cho "quả ngọt", mỗi năm bà Hải thu lãi ròng gần 1 tỷ đồng.

Từ năm 1986, bà bắt đầu công việc tại trạm y tế, đến năm 1999 thì xin nghỉ việc để đầu tư nuôi gà, lợn quy mô lớn. Muốn có tiền thì phải làm liều, với số vốn trong tay 200 triệu đồng chưa thấm vào đâu. Bà tiếp tục bán 3 miếng đất và một căn nhà của ba mẹ bên nội, ngoại để lại. Thế nhưng vẫn chưa đủ tiền làm trại gà. Không còn cách nào hơn, bà gom sổ đỏ của anh em, làng xóm đem thế chấp vay ngân hàng. Kết quả, bà có được 1 tỷ đồng làm trang trại. Trên diện tích 2.000 m2, bà nuôi gia công 12.000 con gà cho Cty CP.

Thấy việc làm của bà, mọi người nghi ngờ bà bị khùng. Họ bảo rằng, ai lại đổ tiền tỷ vào vùng đất cát, ngày đêm ăn ngủ gần mồ mả. Có người đến nhà khuyên bà thật lòng: Thừa tiền để mà ăn, gửi ngân hàng kiếm tiền lãi. Đặc biệt, từ ngày Chính phủ quy hoạch khu đô thị Điện Nam – Điện Ngọc, giá đất tăng vùn vụt. Tiền nhiều như vậy đầu tư vào đất kiếm lời, còn hơn ném cục tiền ở bãi đất chết.

Người ta nói, bà gật đầu nghe, nhưng bà không làm theo họ nói. Bà nghĩ rằng, việc mình, mình làm, có trắng tay thì bán ngôi nhà còn lại để trả nợ. Trang tại hoàn thành, sau 3 tháng nuôi, lứa gà đầu tiên xuất chuồng. Trừ chi phí, bà thu lãi ròng được 100 triệu đồng. Một năm nuôi 5 lứa, bà có được 500 triệu đồng.

Thấy vậy, ai cũng thán phục và nhiều người trong thôn học hỏi. Tuy nhiên, vốn đầu tư ban đầu lớn nên chẳng làm. Trong khi đó người dân trong vùng mọi có tiền mua đất, cũng vì thế mà nhiều hiện nay thị trường bất động xuống, họ bị thua lỗ nặng. Còn bà tiếp tục mở thêm trang trại phát triển chăn nuôi.

Có lẽ từng đường đi nước bước bà Hải đã vạch sẵn cho mình. Do đó khi có vốn, việc tiếp theo bà làm là gom đất. Bà Hải chia sẻ, làm nông nghiệp mà không có đất thì chết là cái chắc. Đất càng nhiều, thì mới làm giàu được. Cả cánh đồng cát thôn Hà Dừa, xen lẫn lặng mộ, người dân nơi đây trồng được một vụ hoa màu, nhất là khi Điện Ngọc trở thành khu đô thị, mọi người chẳng mặn mà với những thửa ruộng này.

Ông Phan Văn Huyến, Chủ tịch UBND xã Điện Ngọc cho biết: “Chị Phan Thị Hải là một Đảng viên năng động, ngoài việc hoàn thành công việc của trưởng thôn, bí thư chi bộ, chị mạnh dạn phát triển kinh tế. Ở con người chị Hải, không chỉ làm giàu cho bản thân mà luôn chia sẻ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Mỗi năm, chị phát quà cho hàng chục hộ nghèo, người neo đơn. Hoặc những lần xã, huyện huy động góp chị không đứng ngoài cuộc. Tại xã, chị chu cấp cho 2 hoàn cảnh khó khăn 300.000 đ/tháng".

Bà bỏ tiền ra mua lại của người dân, như tại địa phương nhà nước đền bù 25.000 đ/m2, bà mua giá 30.000 đ/m2. Chỉ trong một thời gian ngắn, bà có 10.000 m2. Tuy nhiên, số đất này bà phải thuê qua xã, hàng năm đóng thuế đầy đủ, trong khi làm trang trại, bà cam kết với chính quyền địa phương, khi nào nhà nước lấy bà chỉ lấy giá như bà mua.

Có đất, năm 2011, bà Hải tiếp tục đầu tư thêm một trại gà với quy mô 2.000 m2, nuôi 18.000 con gà. Tổng đàn gà 30.000 con, mỗi năm nuôi 4 lứa, bà thu hơn 700 triệu đồng. Nay tiền ngân hàng bà đã trả hết, bà còn mua thêm được 4 miếng đất ở để lấy lại những gì ngày trước đã bán.

Mới đây, bà Hải mở rộng quy mô trang trại chăn nuôi lợn với diện tích 1.000 m2, nuôi 1.200 con. Dự tính, mỗi lứa sẽ thu 100 triệu đồng, một năm nuôi 3 lứa. Chưa dừng lại đó, sắp tới bà tiếp tục khởi công trang trại chăn nuôi bò khoảng 50 con. Nguồn thức ăn cho bò, bà tính toán trồng cỏ trên cát và nhưng khu đất ven đô thị. Nước tưới sẽ được lấy từ giếng khoan, phân bón tận dụng gà, lợn, bò thải ra.

Chia sẻ về thành công, bà Hải thú thật: “Muốn làm giàu phải làm liều, nhưng phải nhớ rằng, cái gì có lãi thì mới đầu tư, còn không sẽ bể hết. Như nuôi con gà, con lợn CP, được Cty cung cấp giống, thức ăn, thuốc… mình chỉ bỏ công chăm sóc. Đặc biệt, đầu ra của con vật nuôi này được Cty thua mua hết. Chăn nuôi mà giải quyết được đầu ra thì coi như thắng lợi 50% rồi”.

Bà nói thêm, nhưng cũng phải để ý, đừng nghĩ chăn nuôi lúc nào cũng thành công, chắc chắn sẽ có những thất bại. Như 2011, do phía điện lực cắt điện không thông báo, trong khi quạt gió chạy điện 3 pha, nhưng chỉ còn 1 pha hoạt động khiến quạt quay ngược lại. Đợt đó số gà chết lên tới 8 tấn, tính ra lỗ nặng. Từ bài học đó, bà sắm thêm mỗi trại 2 máy phát điện, nếu có sự cố xảy ra để thay thế nguồn điện ngay.

Hiện 3 trang trại (2 trại gà, 1 trại lợn) tạo công ăn việc làm cho 14 lao động thường xuyên. Mọi người được đóng bảo hiểm, hướng các chế độ theo Luật Lao động. Riêng đứa con trai đầu của bà làm kỹ sư cầu đường và đứa thứ hai tốt nghiệp đại học kinh tế làm kế toán cho một doanh nghiệp nhưng đều nghỉ việc về “hợp sức” cùng mẹ phát triển chăn nuôi. Còn đứa thứ ba hiện đang đi du học ngành công nghệ thông tin ở Nhật Bản.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm