| Hotline: 0983.970.780

Người dân đô thị khốn đốn vì nước ngập

Thứ Bảy 09/06/2018 , 14:05 (GMT+7)

Tình trạng nước ngập ở Sài Gòn càng ngày càng trầm trọng hơn! Điều ấy mỗi người dân đô thị lớn nhất phương Nam đều cảm nhận rõ ràng ngay khi bước vào mùa mưa năm nay.

Những con đường mà Sở Giao thông Vận tải TPHCM xếp vào dạng “tụ nước” như Hồ Học Lãm (quận Bình Tân), Nguyễn Văn Quá (quận 12) hoặc Phạm Văn Chiêu (quận Gò Vấp) đều giống như các dòng sông sau mỗi cơn mưa.

09-52-33_nuoc_ngp_2
Ảnh: Zing.vn

Nếu tận mắt chứng kiến những người dân chật vật giữa mênh mông nước ngập, đến mức ướt nhẹp hết cả quần áo tóc tai thì chắc chắn không ai nỡ gọi đó là hiện tượng “tụ nước”. Sau khi hết mưa hàng giờ đồng hồ sau, phương tiện xe cộ hầu như cũng không thể lưu thông qua những đoạn ngập sâu. Đặc biệt, khi những chiếc ô tô bị thuỷ kích thì đậu nối hàng dài gây ách tắc ngột ngạt. Những đứa trẻ đi cùng bố mẹ qua khu vực “tụ nước” đều sợ hãi khóc thét lên. Tình cảnh ấy mà gọi là “tụ nước” thì cũng hơi lạnh lùng và vô cảm chăng? “Tụ nước” không phải một thuật ngữ khoa học được ưu tiên sử dụng cho hoạt động hành chính công ích! Trong chiến lược chống ngập mà người dân còn liên tục vật lộn với bốn bề trắng xoá nước chảy, thì ý nghĩa “tụ nước” vừa buồn cười vừa tắc trách!

Dự án “Giải quyết ngập do triều cường khu vực TP.Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - giai đoạn 1” có tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỉ đồng, được khởi công từ tháng 6/2016. Dự án này nhằm kiểm soát ngập do triều cường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570 km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TPHCM. Dự án triển khai xây dựng 6 cống kiểm soát triều gồm Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định có bề rộng 40-160m. Bên cạnh đó, xây dựng 1 trạm bơm tại cống Bến Nghé công suất 12m3/s, 1 trạm bơm 24m3/s tại cống Tân Thuận, 1 trạm bơm 18m3/s tại cống Phú Định. Đồng thời, xây dựng 7,8 km đê/ kè bao ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh ở các đoạn xung yếu…

Theo hợp đồng ký kết giữa UBND TP HCM và Tập đoàn Trung Nam thì dự án chống ngập quy mô và tốn kém sẽ được hoàn thành sau 36 tháng thi công. Thế nhưng, sau đó lãnh đạo TP HCM yêu cầu rút ngắn thời gian thi công xuống còn 22 tháng, và chủ đầu tư cũng như các sở ngành đều cam kết hoàn thành trước ngày 30/4/2018. Bây giờ, đã cuối tháng 5-2018, dự án chống ngập vẫn dang dở và Sở Giao thông Vận tải TPHCM muốn hoá giải tình hình bằng khái niệm “tụ nước” nhẹ nhàng và đơn giản!

Đã có rất nhiều hội thảo được tổ chức để bàn giải pháp chống ngập cho Sài Gòn. Dự án chống ngập có kinh phí 10 ngàn tỷ đồng liệu có khả quan không? GS.TS Lê Huy Bá- Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường, cho rằng: “Việc quản lý quy hoạch của cơ quan chức năng còn nhiều bất cập. Sài Gòn với nền đất yếu, hệ thống kênh rạch chằng chịt, nhưng lại cho xây dựng hàng loạt khu cao ốc, khiến nền đất lún nhanh hơn. Kênh rạch bị lấn chiếm, nhiều năm không được khơi thông làm diện tích sông, hồ bị thu hẹp khiến mực nước dâng cao nhanh hơn. Vì thế nhiều nơi của Sài Gòn bị ngập khi triều cường lên cao hoặc khi mưa lớn là điều tất yếu”. 

Còn kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn khẳng định: “Đối với TPHCM, tùy theo hiện trạng đô thị cũ, mới để đưa ra giải pháp cụ thể cho từng khu. Bởi không phải cứ ngập là làm cống hoặc nâng đường, mà còn có thể quy hoạch chỉnh trang cùng các giải pháp khác. Chúng ta có thể thiết kế những khu đô thị mới hoàn toàn không ngập khi dựa trên khoa học tự nhiên. Nhưng nếu sau đó quản lý đô thị không nghiêm để cho ngập, nó lại trở thành vấn đề xã hội”. 

Bước vào mùa mưa năm nay, người dân Sài Gòn bắt đầu cảm thấy hốt hoảng khi nước ngập ám ảnh từng ngày. Nếu không kịp trở về nhà trước cơn mưa buổi chiều, nghĩa là buổi tối phải bì bõm lội nước trong cái đói, cái khát, cái bực bội và cái run rẩy. Trong quá trình quy hoạch, nhiều kênh rạch của Sài Gòn đã bị san lấp để chuyển hoá thành khu dân cư. Thử hỏi, những vùng trũng được xem như nơi tích nước của Sài Gòn như Thủ Đức hoặc Nhà Bè bây giờ còn được bao nhiêu kênh rạch? Nước mưa trút xuống, thì tiêu thoát lối nào? Đã từng có một hệ thống máy bơm khổng lồ được vận hành ở đường Nguyễn Hữu Cảnh nhằm xử lý tình trạng ngập sâu cho những tuyến đường quận 1 và quận Bình Thạnh, nhưng hiệu quả không được như mong đợi.

Làm sao để an toàn trong mùa mưa Sài Gòn? Câu hỏi ngỡ rất vu vơ lại đang trở thành vấn đề thường trực của mỗi người dân. Bởi lẽ, khi mưa xuống thì… mạnh ai nấy gánh chịu. Bình thường taxi nhan nhản, nhưng mưa xuống thì dù đặt taxi truyền thống hay taxi công nghệ cũng không thể gọi được chiếc xe nào đưa rước. Nguyên nhân rất đơn giản, các tài xế thừa thông minh để biết rằng, họ thà từ chối khách hàng còn hơn đem tài sản là chiếc ô tô của họ ra đánh cược với nước ngập. Vì vậy, sau mỗi cơn mưa, những người đi xe máy thì dắt bộ trong lầm lũi ê chề, còn người có thói quen di chuyển bằng taxi cũng chỉ biết ngậm đắng nuốt cay đứng chôn chân trong màn đêm nhập nhoạng ánh đèn văn minh.

Nếu lạc quan tếu bằng khái niệm “tụ nước”, thì Sài Gòn không chỉ có 22 tuyến đường tụ nước vào mùa mưa. Không chỉ những khu vực tập trung dân cư có thu nhập trung bình, mà ngay cả khu biệt thự vườn Thủ Đức cực kỳ sang trọng nằm trên Quốc lộ 13 cũng ngập sâu vì mỗi cơn mưa. Cứ nhìn những chiếc ô tô đắt tiền nằm chết máy la liệt ở ngõ vào khu biệt thự vườn Thủ Đức sẽ thấm thía sự mơ hồ của ngôn ngữ qua hai chữ “tụ nước” ngây ngô.

(Kiến thức gia đình số 23)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm