| Hotline: 0983.970.780

Người dân lánh siết nợ, mong tiền hỗ trợ từng ngày

Thứ Năm 25/07/2019 , 08:51 (GMT+7)

Đó là hoàn cảnh khốn khó của gia đình anh Đinh Thế Thảo, xã Đông Đô, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, khi mà đàn lợn nhà anh đã chết hết từ lâu bởi dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), món nợ 1 tỷ đồng vẫn sinh lãi hàng ngày còn tiền hỗ trợ tiêu hủy thì chưa thấy đâu.

01-28-43_3
Người nông dân nghèo Đinh Thế Thảo nay chỉ biết trông chờ vào tiền hỗ trợ của Nhà nước.

Quyết định đầu tư chăn nuôi lợn, anh Đinh Thế Thảo đã vay ngân hàng và vay lãi ở bên ngoài số tiền 1 tỷ đồng để xây dựng chuồng trại, lấy con giống và mua cám cũng như thức ăn chăn nuôi. Những tưởng công việc chăn nuôi của anh sẽ tiến triển theo hướng tích cực do được đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng cả về tài chính và kỹ thuật.

Thế nhưng trớ trêu thay, DTLCP ập đến, đàn lợn của anh đã phải tiêu hủy hết với tổng trọng lượng lên đến hơn 6.000 kg. Lợn thì đã chết hết nhưng món nợ 1 tỷ vẫn còn đó, giờ đây cả gia đình người nông dân nghèo chỉ trông mong vào số tiền hỗ trợ tiêu hủy lợn bệnh từ Nhà nước.

Ấy vậy mà tính từ thời điểm phải tiêu hủy đến nay đã hơn 5 tháng, người dân vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ mặc dù hộ chăn nuôi của anh Thảo nói riêng và xã Đông Đô, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình nói chung là một trong những địa phương đầu tiên bùng phát DTLCP trên cả nước. Mong muốn duy nhất của anh Thảo hiện giờ chỉ là sớm nhận được tiền hỗ trợ để có thể trả bớt nợ và có vốn để xoay vòng.

“Có những hôm chủ nợ họ đến đòi tiền, nhà tôi phải tránh đi chỗ khác vì họ đến đòi nhiều lần rồi mà gia đình đang quá khó khăn và cạn kiệt, không có tiền để trả cho họ” – người mẹ già của anh Thảo rơm rớm nước mắt.

Tình hình chăn nuôi hiện nay của người dân xã Đông Đô rất ảm đạm. Do sự hoành hành của DTLCP, tổng đàn lợn trên địa bàn đã bị giảm gần một nửa, từ hơn 12.000 con xuống khoảng 7.000 con. Xã đã tiến hành tiêu hủy hơn 212.000kg lợn bệnh. Tình trạng chuồng trại trống không hoặc được dùng để nuôi gà, vịt xảy ra phổ biến. Bên cạnh đó nhiều người dân đã phải bỏ làng, bỏ quê và đi xuất khẩu lao động để kiếm tiền trả lãi suất của món nợ họ đã vay với mục đích đầu tư chăn nuôi ban đầu.

01-28-43_2
Những khu chuồng trại tiêu tốn hàng trăm triệu tiền đầu tư ban đầu của người dân nay chỉ còn 1 màu bạc trắng của vôi bột.

Ông Vũ Văn Dương, chủ một đại lý thức ăn chăn nuôi ở huyện Hưng Hà, chia sẻ những khó khăn với PV: “Người dân chăn nuôi lợn đã phải vay vốn để đầu tư rất nhiều. Nay dịch bệnh xảy ra, lợn chết hết, coi như họ đã lâm vào bước đường cùng, cũng không có tiền để có thể chi trả cho khoản nợ tiền cám trước đấy đã lấy. Giờ đây khó khăn về tài chính là một vấn đề chung của cả người chăn nuôi lẫn đại lý cám”.

Theo báo cáo của UBND huyện Hưng Hà, tính từ ngày 19/2 đến ngày 19/7, trên địa bàn huyện đã tiến hành tiêu hủy 38.894 con lợn, tương đương 2.364.213kg. Hồ sơ của các hộ chăn nuôi có lợn bệnh phải tiêu hủy đã hoàn thiện và đã được gửi lên cấp tỉnh. Tỉnh Thái Bình cũng đã ra quyết định cấp tiền hỗ trợ tiêu hủy cho người dân.

“Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục động viên người dân bình tĩnh và thận trọng trong việc tái đàn đối với những xã đã công bố hết dịch. Ngoài ra cũng sẽ tiếp tục chú trọng công tác chăn nuôi an toàn sinh học” – ông Nguyễn Quang Hà, chuyên viên Phòng NN-PTNT huyện Hưng Hà, Thái Bình.

Xem thêm
Hơn 15 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu

Lũy kế tới 15/4, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nghiệp của Việt Nam đã đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó, có 6 mặt hàng đạt giá trị tỷ USD.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên 2024 sẽ được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 23 – 24/5.

Bình luận mới nhất