| Hotline: 0983.970.780

Người đàn ông bị rắn lục đuôi đỏ tấn công trong lúc hái rau

Thứ Tư 23/09/2020 , 12:12 (GMT+7)

Bác sĩ Bệnh viện Quận Thủ Đức phải truyền 18 lọ huyết thanh kháng nọc rắn để cứu sống người đàn ông bất ngờ bị rắn lục đuôi đỏ cắn khi đang hái rau.

Theo các nhà sinh vật học, rắn lục đuôi đỏ không hung dữ nhưng nếu bị kích động, chúng có thể tấn công người bất cứ lúc nào. Trong số các loài rắn lục thì rắn lục đuôi đỏ là loài cực độc. Khi cắn, chúng truyền chất độc với 20 thành phần khác nhau sang cơ thể nạn nhân. Chất độc này gây tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh hay thậm chí trụy tim.

Theo các nhà sinh vật học, rắn lục đuôi đỏ không hung dữ nhưng nếu bị kích động, chúng có thể tấn công người bất cứ lúc nào. Trong số các loài rắn lục thì rắn lục đuôi đỏ là loài cực độc. Khi cắn, chúng truyền chất độc với 20 thành phần khác nhau sang cơ thể nạn nhân. Chất độc này gây tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh hay thậm chí trụy tim.

Anh N.P.T (sinh năm 1977) ra vườn nhà hái rau để chuẩn bị bữa cơm cho cả gia đình vào sáng 19/8, thì bất ngờ đau nhói ở bàn tay trái. Theo phản xạ, anh vội rụt tay lại thì thấy ngón tay giữa của mình có hai lỗ nhỏ chảy máu, trông giống vết cắn của rắn.

Để xác định chính xác con vật đã cắn mình nên anh và gia đình đã truy tìm “hung thủ”. Sau khoảng 10 phút truy tìm thì người nhà anh T. phát hiện được một con rắn lục đuôi đỏ. Đây là loại rắn cực độc trong số các loại rắn lục với mình xanh và có đuôi màu đỏ.

Ngay lập tức, anh được người nhà buộc dây garo vùng bị cắn và đưa đến Bệnh viện Quận Thủ Đức cấp cứu với vết cắn vùng ngón tay sưng, phù nề lan đến giữa cẳng tay.

Ngay khi xác định được chính xác loại họ rắn cắn, các bác sĩ Bệnh viện Quận Thủ Đức đã nhanh chóng xử trí bằng cách dùng kháng sinh và rửa vết cắn ngừa nhiễm trùng, ngừa uốn ván, truyền bolus 5 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục trong vòng 1 tiếng.

Sau 1 tiếng, triệu chứng tổn thương tại chỗ nặng hơn lan lên đến khuỷu tay nên được truyền lặp lại liều bolus 10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn trong 1 giờ tiếp theo.

Sau đó, tổn thương tại chỗ ngưng diễn tiến, bệnh nhân tiếp tục được truyền 3 liều huyết thanh kháng nọc rắn duy trì trong 18 giờ tiếp theo.

Sau điều trị, tổn thương tại vết thương trên tay trái bênh nhân đã được kiểm soát, giảm sưng nề, không diễn tiến nặng thêm trong vòng 24 giờ sau khi kết thúc truyền huyết thanh kháng nọc rắn.

Hiện tình trạng sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và được xuất viện.

Hai vết rắn do cắn lục đuôi đỏ cắn rất nhỏ nhưng lại có thể nguy hại đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Hai vết rắn do cắn lục đuôi đỏ cắn rất nhỏ nhưng lại có thể nguy hại đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Theo bác sĩ Vũ Ngọc Chức, Trưởng Khoa Cấp Cứu Bệnh viện Quận Thủ Đức, nguyên nhân khiến cho tổn thương tại chỗ của vết thương nặng hơn là do bệnh nhân garo vùng chi bị cắn khi sơ cứu không đúng cách; hoặc bệnh nhân đến bệnh viện muộn nên trì hoãn việc điều trị và sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn. Mặt khác, liều huyết thanh dùng khởi đầu chưa đủ so với lượng nọc rắn bệnh nhân bị cắn cũng làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Cũng theo bác sĩ Vũ Ngọc Chức, các trường hợp bị rắn độc cắn thường gặp hai họ rắn chính là họ rắn hổ và họ rắn lục. Nếu không xác định được loại rắn độc nào cắn thì bác sĩ có thể dựa trên biểu hiện nhóm triệu chứng rắn cắn để nhận diện họ rắn nhằm có hướng điều trị thích hợp.

Đối với họ rắn hổ: hai nhóm biểu hiệu thường gặp là tổn thương mô tại chỗ (đau, phù nề diễn tiến, hoại tử...) và biểu hiện thần kinh (yếu cơ, liệt cơ, liệt dây thần kinh...). Nguyên nhân tử vong trước nhập viện thường gặp do yếu liệt cơ hô hấp do nọc rắn gây nên.

Đối với họ rắn lục: hai nhóm biểu hiệu thường gặp là tổn thương mô tại chỗ và biểu hiện bất thường về huyết học (chảy máu, rối loạn đông cầm máu...). Nguyên nhân tử vong thường do chảy máu, mất máu diễn tiến rất nhanh và nặng.

Vì vậy, việc thực hiện sơ cứu ban đầu và chỉ định dùng huyết thanh kháng nọc rắn phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong xử trí rắn cắn.

“Sơ cứu rắn cắn đầu tiên là phải đưa nạn nhân rời khỏi hiện trường an toàn, hạn chế vận động, rửa băng ép và nẹp cố định vùng chi bị rắn cắn nhằm hạn chế việc hấp thu nọc độc qua đường bạch huyết. Đồng thời, gọi ngay hệ thống cấp cứu ngoại viện 115 để vận chuyển người bệnh đến bệnh viện xử trí cấp cứu, truyền huyết thanh kháng nọc độc rắn nếu có chỉ định.

Một số sai lầm rất phổ biến trong sơ cứu rắn cắn là việc rạch, hút nọc độc, buộc garo, bôi các chất lạ vào vùng bị cắn. Việc sơ cứu không đúng sẽ gây hại thêm cho người bị rắn cắn như nhiễm trùng, đoạn chi và thậm chí là tử vong”, bác sĩ Vũ Ngọc Chức khuyến cáo.

Được biết, hàng năm, Bệnh viện Quận Thủ Đức tiếp nhận rất nhiều trường hợp bị rắn độc cắn. Đây là tai nạn xảy ra quanh năm.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.