| Hotline: 0983.970.780

Người đàn ông hơn 30 năm 'nhặt' người điên về nuôi

Thứ Tư 21/08/2019 , 07:36 (GMT+7)

Hơn 30 năm qua, ông Nhẫn hễ cứ nhận được điện thoại báo tin ở đâu có người điên là lại tức tốc lên đường đến đón đưa về nhà tắm rửa rồi tìm nhân thân cho họ.

Nơi trú ngụ của những người điên

Lần tìm về thôn Tri Ngôn, xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, hỏi thăm ông Nhẫn chẳng mấy ai biết đến, nhưng khi hỏi về người đàn ông hơn 30 năm nhặt người điên về nuôi thì “À ông Nhẫn gàn”, một đứa trẻ lên 5 đang chơi trốn tìm đã bỏ dở cuộc chơi để kéo tay chúng tôi đưa vào tận nhà.

img-8767160138579
Chân dung ông Phạm Văn Nhẫn.

Ông Nhẫn tên đầy đủ là Phạm Văn Nhẫn (SN 1963). Ngôi nhà cấp 4 của ông Nhẫn nằm ngay cạnh quốc lộ 1A. Suốt hơn 30 năm qua, ngôi nhà này là nơi trú ngụ của rất nhiều người điên, họ cứ đến rồi đi như chẳng khi nào ngớt.

Ông Nhẫn cho biết, hơn 30 năm qua, con số mà ông đã cưu mang lên đến hàng trăm người, nhiều người không chỉ có quê quán ở các tỉnh phía Bắc như: Hà Nam, Nam Định, Bắc Giang… mà các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… ông cũng nhặt về cưu mang rất nhiều.

Kể về lần đầu làm công việc mà nhiều người cho là “gàn dở” này, ông Nhẫn cho biết, đó là vào buổi chiều mùa hè năm 1984, khi đó vợ chồng ông đang phơi rơm ở ven đường thì bắt gặp một đứa trẻ 7 tuổi, người đầy bùn đất, vừa chạy vừa khóc. Nghi ngờ cháu bé bị lạc nên vợ chồng ông đã đưa về nhà tắm rửa và cho ăn uống. Lúc này trời cũng đã muộn nên ông cho cháu bé ngủ lại cùng gia đình. Đến sáng hôm sau khi tinh thần cháu bé đã ổn định ông mới hỏi địa chỉ rồi đưa cháu về tận nhà cho gia đình.

“Nhà cháu bé tận dưới Ninh Bình, khi đưa bé về nhà, bố mẹ cháu cảm động vô cùng và ngỏ ý nhận tôi làm bố nuôi của cháu.”- ông Nhẫn chia sẻ.

Ngay buổi sáng hôm sau, như duyên đã định, ông lại gặp một người đàn bà đầu tóc rũ rượi, quần áo rách tả tơi đang đi lang thang trên đường quốc lộ. Ông đã đưa về nhà bảo vợ tắm rửa rồi cho ăn uống, “Khi ấy, trông người phụ nữ kia yếu ớt, mặt xanh như tàu lá, tôi phải đi gọi y tá tới truyền nước. Gần hai tháng sau, tôi mới liên hệ được gia đình tới đón. Họ có cảm ơn và xin hậu tạ nhưng tôi từ chối, chỉ nhận tiền thuốc men”, ông Nhẫn kể lại.

Thế rồi một người, hai người… rồi cả chục người, ông Nhẫn mang họ về nhà chăm sóc như những đứa con, cháu, anh em ruột thịt. Cũng từ đây cả xã gán cho ông cái tên là “Nhẫn gàn”.

“Hồi đầu sau khi trả cháu bé về với gia đình, ông ấy còn nhặt thêm ba người điên điên, dở dở nữa về nhà. Tự dưng thấy chồng làm vậy, tôi giận lắm, can ngăn kiểu gì cũng không được. Hàng xóm láng giềng thì hết lời bàn tán xì xào. Nhưng biết tính ông ấy rất nóng, muốn gì là làm cho bằng được nên cuối cùng tôi cũng xuôi. Chi bằng cứ giúp chồng làm việc thiện, tích đức cho con cháu sau này”, - bà Đào Thị Lam (vợ ông Nhẫn) chia sẻ.
 

Vất vả nuôi người điên

Nguồn thu nhập của gia đình ông Nhẫn quanh năm chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng, trong khi ông có tới 4 người con (2 trai, 2 gái) để nuôi con không lớn cũng đã quá vất vả đối với vợ chồng ông. Đã thế từ lúc nhặt người điên về nuôi thì quanh năm nhà ông lúc nào cũng có thêm nhân khẩu. Vợ chồng ông phải làm đủ các thứ nghề từ vá xe đạp, đi kéo lưới đêm đến bán bánh mỳ bên quốc lộ để sinh sống.

Không chỉ có vậy, việc chăm sóc, nuôi những người này rất vất vả, 2 ông bà phải thay nhau. Khi ông đi làm thì bà phải ở nhà và ngược lại. Việc sinh hoạt của họ đều phải bắt; bắt tắm, bắt ăn, bắt ngủ… nhiều khi ông phải cầm dao dọa họ mới chịu nghe lời.

Theo ông Nhẫn, trường hợp khiến bản thân ông thấy trăn trở, xót xa nhất là ông Trần Văn Cường (SN 1958, ở Bắc Giang). “Bình thường mỗi người tôi nhặt về, nhanh thì 1 tuần, lâu thì 1 tháng tôi sẽ đưa họ về đoàn tụ với gia đình. Nhưng trường hợp của ông Cường thì khác, 10 năm nay tôi đi tìm kiếm khắp nơi nhưng cũng đành bất lực.”, ông Nhẫn lắc đầu.

Tính đến nay, ông Cường đã ở cùng gia đình ông Nhẫn tròn 10 năm, thời gian đầu ông Cường không biết làm việc gì. Sau này ông Nhẫn đã hướng dẫn ông Cường làm các việc như dọn dẹp nhà cửa, chăn trâu…

img-8811160140848
Ông Nhẫn bất lực trong việc tìm kiếm gia đình cho ông Cường.

“Nhưng có một điều lạ, bữa nào mang cơm cho ông Cường mà không có cốc rượu là y như rằng hôm đó ông ấy lên cơn điên, chửi bới, đập phá. Có hôm trời mưa, trong nhà hết rượu. Hôm đó phải bù cho đại ca chai bia cho yên cửa yên nhà”, ông Nhẫn chia sẻ.

Sau một thời gian dài sống cùng gia đình ông Nhẫn, ông Cường đã “bớt điên” hơn. Vợ con ông Nhẫn cũng coi ông Cường như người trong nhà.

Tiếng lành đồn xa, hễ gặp người có biểu hiện lạ, tâm thần bất ổn ở quanh đó là người ta lại báo cho ông Nhẫn. Bất kể ngày hay đêm, mùa hè hay đông giá, ông cũng không ngần ngại tới đưa họ về nhà, cứ như đi đón người thân trong gia đình. Không ít lần ông Nhẫn phải huy động cả vợ, con trai, con rể lẫn con nuôi đi tìm người lưu lạc. Đến nay đã lên con số cả trăm.
 

Cứu con người, mất con mình

Năm 2005, khi gia đình ông đang cưu mang cháu bé 10 tuổi ở tận Thanh Hóa, bị lạc đường. Ông đã nuôi nấng và liên lạc được với người thân cháu bé. Tuy nhiên ngày gia đình cậu bé đến đón con họ, thì cũng là ngày ông mất con.

Trong lúc ăn cơm cùng gia đình ông Nhẫn, người nhà cháu bé bị lạc bảo con ông Nhẫn đi mua bia cùng với con mình. Chẳng may trên đường đi bị tai nạn, đứa con trai đầu lòng của ông Nhẫn không qua khỏi, còn đứa bé mà ông mang về chăm sóc thì may mắn chỉ bị xây xát nhẹ.

Lúc ấy, có người còn độc miệng bảo, “Nếu không làm việc đó thì đâu mất con”. Ông đã có ý định từ bỏ công việc “điên khùng” này. Nhưng cứ ra đường, thấy những trường hợp lang thang, cơ nhỡ, ông lại không thể bỏ mặc.

2160137867
Một người điên ở Thanh Hóa từng được ông Nhẫn cưu mang. Ảnh NVCC.

Ông Phạm Văn Huynh (hàng xóm nhà ông Nhẫn) cho biết, người thường thấy kẻ điên thì tránh xa, còn ông Nhẫn nhìn thấy thì lại đón về chăm như con ruột. Có lúc, căn nhà rộng chưa đầy 20m2 của ông là nơi tá túc của hàng chục mảnh đời bất hạnh. “Dạo này ít người điên rồi, vợ chồng ông Nhẫn cũng nhàn”- ông nói.

Ngoài công việc “điên khùng” ra thì ông Nhẫn còn đứng ra nhận làm thêm một “nghề” mà ít ai dám làm, đó là chuyên đi tắm rửa và khâm liệm cho những nạn nhân xấu số trong các vụ tai nạn giao thông xảy ra gần nhà.

Trao đổi với PV, ông Trần Văn Thắm, Chủ tịch UBND xã Thanh Hải cho biết, ông Phạm Văn Nhẫn là công dân tốt của địa phương, có tấm lòng cao cả. Ông đã giúp đỡ nhiều người tâm thần lang thang cơ nhỡ. Trong suốt gần 40 năm qua, ông Nhẫn đã tìm được quê hương, người thân cho rất nhiều người mắc bệnh tâm thần.

Đầu năm 2013, ông Nhẫn đã vinh dự được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam vì: “Đã có thành tích trong hoạt động nhân đạo và từ thiện”. Không những vậy ông còn được Công an tỉnh Hà Nam tặng giấy khen trong công tác giữ gìn an ninh trật tự của địa phương.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm