| Hotline: 0983.970.780

Người dân phải được sử dụng thực phẩm an toàn

Thứ Hai 07/05/2018 , 08:05 (GMT+7)

Trong tháng An toàn thực phẩm với chủ đề “Tăng cường trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng đoàn công tác của Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương, Bộ Y tế, Ban An toàn Thực phẩm (ATTP) TP.HCM đã đi thị sát tại 3 điểm trên địa bàn TP.HCM.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thị sát tại chợ đầu mối Bình Điền

Rạng sáng 6/5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã thị sát tình hình hoạt động kinh doanh buôn bán tại chợ đầu mối Bình Điền (Q.8, TP.HCM). Với quy mô 65ha, 7 nhà lồng, 2 nhà kho, các bãi đậu xe, chợ đầu mối Bình Điền là trung tâm giao thương hàng hóa nông sản, thủy hải sản quan trọng của TP.HCM. Trung bình, mỗi đêm có khoảng 4.000 lượt xe tải về chợ, chở khoảng 2.500 tấn hàng hóa từ các nơi về đây giao dịch.

Bà Trần Thúy Liên, Giám đốc Cty quản lý và kinh doanh chợ Bình Điền, cho biết: “Chợ Bình Điền cung cấp 70% thị phần về thủy hải sản, 30% thị phần là về rau củ, 20% thị phần về trái cây, thịt heo chiếm 30% cho thị trường TP.HCM. Tại đây, luôn được kiểm soát chặt chẽ về vấn đề ATVSTP”.

Trưởng ban Ban ATTP TP.HCM, bà Phạm Khánh Phong Lan chia sẻ với Phó Thủ tướng về việc bơm thuốc vào tôm hay heo trước đây không thể xảy ra ở các chợ đầu mối hiện nay. Bởi, đội Quản lý ATTP và Ban Quản lý chợ kết hợp với nhau tối nào cũng kiểm tra. Phương châm, chiến lược của TP.HCM là quản lý được thực phẩm tập trung từ nguồn khi đến chợ, kể cả thực phẩm từ các tỉnh thành. Bởi 80% thực phẩm cung cấp cho thị trường TP.HCM là từ các tỉnh đưa lên. “Những mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ phải xử lý nghiêm, thậm chí tiêu huỷ toàn bộ”, bà Lan khẳng định.

Sau khi thăm hỏi người dân, tiểu thương tại các khu vực hải sản, thịt heo, rau quả, kho lạnh... của chợ Bình Điền, Phó Thủ tướng tỏ ra hài lòng về tinh thần kinh doanh thực phẩm cũng như mô hình của TP.HCM. Ông nhận định: “Đặc điểm của TP.HCM là ngoài những thực phẩm nhập khẩu về, thì chủ yếu là từ các tỉnh thành đưa lên. Mình phải kiểm tra tốt, truy xuất nguồn gốc, thay đổi cung cách sản xuất. Tôi thấy TP.HCM đã làm được chợ đầu mối như thế này là cả một quá trình vừa thuyết phục, vừa có chính sách, bước đầu đã đi vào nề nếp, như vậy là rất tốt. Đây là một mô hình mà chúng ta phải tiếp tục thực hiện”.

10h30 cùng ngày, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ghé thăm cửa hàng San Hà Food tại 839-841 đường Hưng Phú (phường 10, quận 8, TP.HCM) - đây là mô hình trong chuỗi thực phẩm an toàn "từ trang trại đến bàn ăn" đang thí điểm tại TP.HCM. Hiện San Hà Food có 14 cửa hàng và mục tiêu đến hết năm 2018 đạt 30 cửa hàng.

Bà Phạm Thị Ngọc Hà, Tổng Giám đốc San Hà Food báo cáo với Phó Thủ tướng, hiện mỗi ngày đơn vị cung ứng ra thị trường khoảng 200 tấn thực phẩm các loại, trong đó chủ yếu là thịt gia cầm tươi. Trước đây, thị trường San Hà hướng tới là cung cấp số lượng lớn cho các siêu thị và chợ truyền thống. Nhưng vài năm trở lại đây, doanh nghiệp đã mở rộng hệ thống phân phối bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng.

“Việt Nam xuất khẩu nông sản sang hơn 180 quốc gia với kim ngạch đạt hơn 40 tỉ USD. Về lâu dài chúng ta phải làm sao hướng tới người dân trong nước được sử dụng thực phẩm đạt tiêu chuẩn như các loại thực phẩm xuất khẩu. Doanh nghiệp phải hướng dẫn các hộ nông dân nhỏ lẻ có thể sản xuất theo quy trình của công ty và kết nối thành chuỗi liên kết sản xuất thực phẩm an toàn”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Trưa hôm qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đến thăm bếp ăn tập thể của Cty TNHH Nidec Tosok Việt Nam (đường số 16, KCX Tân Thuận, quận 7). Đây là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi tự tổ chức bếp ăn tập thể dành cho công nhân tại TP.HCM (kể cả ngày Chủ nhật). Mỗi ngày bếp ăn của đơn vị nấu khoảng 5.500 suất ăn giữa ca phục vụ công nhân với đơn giá 15.360 đồng/suất. Tại đây, Phó Thủ tướng đã tự tay lấy phần bữa ăn trưa của mình và cùng ăn với các công nhân, lãnh đạo công ty. Ông đã ăn hết suất ăn của mình và khen đồ ăn ở đây ngon, sạch.

 

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm