| Hotline: 0983.970.780

Người dân phẫn nộ vì đất sản xuất bị băm nát do khai thác đất, cát

Thứ Ba 29/08/2017 , 09:42 (GMT+7)

Đã 20 ngày qua, người dân thôn Phú Mỹ (xã Đức Hợp, huyện Kim Động) không có một giấc ngủ an lành. Họ dựng lều bạt, xách đèn pin, cơm đùm cơm nắm kéo nhau ra sát khu vực khai thác đất của Cty CP Xây dựng và Thương mại Thành Phát Hưng Yên để tranh đấu bảo vệ tư liệu sản xuất.

Đất công điền biến thành “bãi chiến trường”

Hầu hết đàn ông làm ăn xa, thế nên trọng trách giữ đất đè nặng lên vai người già, phụ nữ.

14-02-02_1
Gần 9.000m2 đất nông nghiệp ở xã Đức Hợp đã bị lở xuống sông Hồng.

Dưới cái nóng như hun, khuôn mặt của những nông dân vốn đã khắc khổ, nay càng thêm phờ phạc, lờ đờ. Ngồi trong lều canh, cụ Phạm Thị Lãi, 80 tuổi (thôn Phú Mỹ) không kìm được bức xúc: “Ở xã Đức Hợp này, trẻ con sinh ra không có đất canh tác. Thế nhưng, “bờ xôi ruộng mật” lại bị tỉnh Hưng Yên và các cấp, ngành thu hồi, cho doanh nghiệp tư nhân thuê để băm vằm, đào múc sâu hoắm như hố bom thời chiến để sản xuất gạch”.

Theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 1509/GP-UBND ngày 17/8/2012, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cho phép Cty Thành Phát Hưng Yên được khai thác đất sét tại xã Đức Hợp sản xuất vật liệu xây dựng. Diện tích được cấp phép đầu tư, khai thác là 55.392m2, chiều sâu khai thác tối đa là 3m trong thời hạn 7,5 năm.

Đó là một nguồn nguyên liệu vô cùng lớn đối với một doanh nghiệp làm gạch. Thế nhưng, sự “tham lam”, vô trách nhiệm của Cty này khiến nhiều người dân sống sát công trường khai thác đất nổi giận.

Hàng ngày, xe tải chở đất nối đuôi nhau chạy, bụi bay mờ mắt, tiếng máy múc, động cơ gầm rú xé nát cả một vùng quê thanh bình. Nhiều khu vực, người dân chứng kiến Cty có hành vi khai thác đất vi phạm pháp luật một cách trắng trợn.

14-02-02_2
14-02-02_5_1
Phụ nữ, người già tham gia canh giữ khu vực khai thác đất

Anh Đỗ Văn Thái, một người dân sống sát công trường khai thác khẳng định: “Tôi và hàng trăm người dân trong thôn Phú Mỹ sẵn sàng ra tòa làm chứng Cty đã múc đất ở độ sâu 7 – 10m, thay vì độ sâu tối đa 3m trong giới hạn mà Cty Thành Phát Hưng Yên được khai thác. Đồng thời, để che đậy cho sai phạm này, Cty đã hút cát từ sông Hồng lên để đệm vào phần đất khai thác vượt phép”.

Bản thân anh Thái chính là người thực hiện clip Cty Thành Phát Hưng Yên sử dụng hai tầng máy múc chuyển tiếp để có thể múc đất ở độ sâu hàng chục mét. Clip này được phát tán trên mạng xã hội, khiến nhiều người bàng hoàng.

Tuy nhiên, theo kết luận thanh tra của UBND tỉnh Hưng Yên ngày 18/8/2017 lại cho rằng: Công ty Thành Phát Hưng Yên khai thác khoáng sản vượt quá phạm vi ranh giới độ sâu dưới 1m so với giấy phép.
 

Chính quyền chống lưng, xã hội đen dọa dẫm?

Trong các văn bản pháp lý, UBND tỉnh Hưng Yên chỉ cho phép Cty Thành Phát Hưng Yên thực hiện dự án đầu tư nhà máy gạch tuynel. Tuy nhiên, Cty Thành Phát Hưng Yên đã cố tình làm ngơ và xây dựng lò gạch vòng Hoffman. Suốt nhiều năm qua, lò gạch này vẫn được duy trì hoạt động, gây tác động xấu đến môi trường, nhất là hiện tượng táp lá hoa màu và cây ăn quả.

14-02-02_3
Bãi rác của xã rộng gần 1.900 m2 bị Cty phá hủy và múc thành ao sâu
14-02-02_4_1
Một góc công trường khai thác đất của Cty.

Không chỉ khai thác đất vượt quá độ sâu cho phép, Công ty Thành Phát còn điều động phương tiện gạt ủi rác thải, phá tan khu bãi rác (rộng gần 1.900 m2, do tỉnh Hưng Yên đầu tư gần 160 triệu đồng, giao cho UBND xã Đức Hợp quản lý) của nhân dân, sau đó đào múc đất trái pháp luật ngoài phạm vi khai thác.

Hành vi này đã khiến môi trường bị ô nhiễm. Khi nhân dân thắc mắc, lãnh đạo Cty Thành Phát Hưng Yên giải thích rằng việc phá hủy bãi rác là thực hiện theo văn bản đề nghị của UBND xã Đức Hợp.

Dù công ty Thành Phát Hưng Yên đã bị Sở TN-MT xử phạt 30 triệu đồng hành vi khai thác vượt quá phạm vi và độ sâu cho phép nhưng cũng chưa biết đến bao giờ, việc khắc phục hậu quả mới được thực hiện vì ngay trong quyết định xử phạt của cơ quan chức năng cũng để trống thời hạn.

Không những thế, theo phản ánh của người dân, hoạt động của Cty này còn phá hủy một số công trình thủy lợi, phục vụ tiêu thoát nước, bảo vệ sản xuất.

Trao đổi với NNVN, ông Trần Văn Sáng, Phó Chủ tịch UBND xã Đức Hợp nhận trách nhiệm của UBND xã về việc buông lỏng quản lý, để xảy ra sai phạm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tại địa phương và hủy hoại tài sản nhà nước. Thế nhưng, trách nhiệm đến đâu thì ông Sáng không chỉ rõ, thậm chí đổ lỗi cho người tiền nhiệm.

Trước những việc chướng tai gai mắt trên, hơn 100 hộ dân ở thôn Phú Mỹ, xã Đức Hợp đã đệ đơn khiếu nại lên các cấp chính quyền về hành vi trái pháp luật của Cty Thành Phát Hưng Yên và sự buông lỏng của chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, những người đấu tranh quyết liệt nhất trên “mặt trận” pháp lý đã bị một nhóm (được người dân gọi là “xã hội đen”) đến tận nhà đe dọa về tính mạng nếu tiếp tục kiện tụng. Để bảo vệ mình, họ đã cùng nhau trình báo và cầu cứu công an vào cuộc điều tra làm rõ.

Đất lở, nhà nứt và tương lai mờ mịt

Đi dọc sông Hồng cách công trường khai thác đất của Cty Thành Phát khoảng 400m về hướng đông nam, ông Trần Văn Cự chỉ cho chúng tôi khu vực sạt lở nghiêm trọng đất nông nghiệp của nhân dân xuống sông, tạo thành hàm cao 5 – 7m so với mực nước.

Theo chính quyền xã Đức Hợp, chỉ trong thời gian ngắn gần đây, khu vực giáp sông Hồng đã bị sạt lở chiều dài 520m, chỗ lở ít nhất ăn vào đất liền là 15m, chỗ nhiều nhất là 20m. Như vậy, gần 9.000m2 đất bãi bồi phù sa màu mỡ của người dân xã Đức Hợp đã nằm dưới đáy sông.

Theo ông Trần Văn Sáng, rất nhiều ý kiến cho rằng, việc khai thác cát là nguyên nhân chính dẫn đến sạt lở bờ sông. Thế nhưng, thẩm quyền cấp phép, quản lý khai thác cát thế nào lại thuộc trách nhiệm của huyện và tỉnh.

Theo khảo sát, gần công trường khai thác đất của Cty Thành Phát Hưng Yên có vài chục hộ dân có tình trạng lún, nứt tường. Cụ Trần Thị Linh (80 tuổi), và nhiều người dân khác đều cho rằng nguyên nhân là do Cty Thành Phát Hưng Yên đã khai thác đất quá độ sâu cho phép rất nhiều khiến địa tầng bất ổn; kèm theo đó là hiện tượng hút cát. Họ sống trong tâm lý nơm nớp lo sợ, chẳng biết khi nào nhà cửa sẽ chìm trong lòng nước.

Vì đâu ngôi làng bình yên bỗng trở nên bất ổn? Cần phải có người đứng ra nhận trách nhiệm. Câu chuyện không chỉ diễn ra ở xã Đức Hợp bởi ở Hưng Yên, hầu như nơi nào mọc lên nhà máy gạch thì ở đó nảy sinh bức xúc trong lòng dân?

 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm