| Hotline: 0983.970.780

Khuất tất giải phóng mặt bằng QL 8A ở Hà Tĩnh:

Người dân thiệt đơn, thiệt kép!

Thứ Tư 11/03/2015 , 09:15 (GMT+7)

Cùng nằm trong những đối tượng giải phóng mặt bằng như nhau để nhường đất cho dự án mở rộng nâng cấp QL 8A đoạn qua Hương Sơn, nhưng kẻ được cả, người chỉ được một nửa./ Xác định nguồn gốc đất theo kiểu ngẫu hứng?

Gia đình ông Trần Văn Khương vợ là Trần Thị Lý, xóm Tân Thủy, xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) là một trong nhiều gia đình bị ảnh hưởng bởi dự án và rơi vào tình cảnh trớ trêu trên.

Ngày 29/4/2014, UBND huyện Hương Sơn có Quyết định số 1498/QĐ-UBND, thu hồi 777,9m2 (trong đó, đất ở 119m2, đất trồng cây lâu năm 482m2, đất SX nông nghiệp 176,9m2) của gia đình ông để cải tạo, nâng cấp QL 8A.

Tại thời điểm giải tỏa đền bù đơn giá tỉnh đề ra là 1.700.000đ/m2 (đối với đất có nguồn gốc trước năm 1980) nhưng Hội đồng đền bù GPMB huyện chỉ áp giá cho gia đình ông được 850.000đ/m2.

Ngược lại một số hộ gần đó cũng cư trú và sinh sống canh tác trên đất thuộc đối tượng như gia đình ông lại được hưởng nguyên đơn giá của nhà nước nên gia đình ông đã viết đơn gửi nhiều cơ quan chức năng để đòi hỏi quyền lợi.

Theo đơn phản ánh của ông Khương, năm 1976, ông lấy bà Phạm Thị Lý, công nhân trại Cọ Dầu Hương Sơn, lúc đó lãnh đạo trại Cọ Dầu cấp cho vợ chồng ông một lô đất tại khu vực đồi hoang Động Bà Vân - đất do trại Cọ Dầu quản lý.

Đến năm 2012 chủ trương của nhà nước thu hồi một phần đất vườn để thực hiện dự án QL 8A, đây là một chủ trương đúng đắn nên gia đình hoàn toàn đồng tình ủng hộ.

Thế nhưng, điều khiến gia đình ông bức xúc là Hội đồng bồi thường GPMB huyện, xã áp giá sai quy định của UBND tỉnh. Theo đó, đất của gia đình ông chỉ được bồi thường 850.000đ/m2, thấp hơn quy định của tỉnh 850.000đ/m2.

“Tôi đề nghị hội đồng bồi thường huyện, xã đối xử công bằng và áp giá đúng giá thực tế hiện hành, bồi thường diện tích đất cho gia đình theo loại đất ở sử dụng trước năm 1980, bởi từ đó đến nay trên mảnh đất này vợ chồng tôi đã sinh ra 3 đứa con với 6 đứa cháu nội”, ông Khương nói.

Thế mà ngày 19/9/2014, ông Nguyễn Trường Giang, Phó chủ tịch hội đồng bồi thường gửi văn bản số 31/HĐGPBT với nội dung như sau: Đất gia đình ông có nguồn gốc đất nông nghiệp được UBND tỉnh Hà Tĩnh giao cho trại hươu giống Hương Sơn (trại Cọ Dầu cũ) để sử dụng vào mục đích nông nghiệp và gia đình ông được trại hươu giống Hương Sơn tạm giao để vừa sản xuất thức ăn cho hươu vừa làm nhà ở bảo vệ khu vực trại.

Đến năm 2000, trại hươu giống Hương Sơn có văn bản số 20/CV/TH về việc trả đất và đề nghị giao đất làm nhà ở cho các hộ gia đình thuộc cán bộ công nhân viên của trại.

Năm 2001 UBND tỉnh đã thu hồi 6,5ha đất nông nghiệp của trại hươu giống Hương Sơn xét hợp thức hóa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình thuộc cán bộ nhân viên của trại với diện tích đất ở của mỗi hộ tối đa là 300m2, phần diện tích còn lại là đất vườn theo Quyết định số 428/QĐ-UB ngày 19/3/2001.

Ngày 25/8/2003, UBND huyện Hương Sơn ban hành Quyết định số 659/QĐ-UB về việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình cán bộ công nhân trại hươu giống Hương Sơn, trong đó có gia đình ông Khương, diện tích đất ở 300m2, 944 m2 đất vườn, thửa số 04, tờ bản đồ số 02 vùng Đồi Bà Vân, thôn Tân Thủy, xã Sơn Tây.

Cuối văn bản ngày 19/9/2014 của Hội đồng bồi thường GPMB huyện Hương Sơn khẳng định: Đất của gia đình ông Khương được nhà nước giao quyền sử dụng vào năm 2003, giá đất được Hội đồng tính toán theo đúng quy định của pháp luật.

Theo như văn bản trên thì hội đồng bồi thường GPMB huyện Hương Sơn đã cố tình vứt bỏ quá khứ, nguồn gốc cải tạo, sinh sống từ trước năm 1980 của gia đình ông Khương để đền bù theo kiểu mạnh ai nấy được.

Mặc dù vợ chồng ông đã sinh sống liên tục, không có tranh chấp từ năm 1976. Hơn nữa các cán bộ lãnh đạo của trại Cọ Dầu từ thời đầu đều ký xác nhận thửa đất trên được giao cho bà Trần Thị Lý trước năm 1980.

14-39-30_3
Khu vực đất đền bù không đúng giá quy định của UBND tỉnh Hà Tĩnh

Công ty cổ phần hươu giống Hương Sơn cũng xác thực tính chính xác của xác nhận lãnh đạo công ty cũ về nguồn gốc đất của bà Lý là bằng chứng không thể chối cải.

Không hiểu vì lý do gì mà hội đồng bồi thường GPMB huyện Hương Sơn chỉ căn cứ và lấy thời điểm gia đình ông Khương được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2003 để làm mốc đền bù?

Ông Khương bức xúc nói: “Bố tôi là liệt sỹ chống Pháp, bản thân tôi lại tật nguyền, nhưng chính quyền không những không chia sẻ cho hoàn cảnh gia đình mà còn đối xử gia đình tôi tồi tệ hơn những gia đình bình thường khác.

Tại sao gia đình tôi chỉ được đền bù có nửa giá nhà nước quy định, bên cạnh đoạn cũng nằm trong chỉ giới giống nhau họ lại được đền bù nguyên giá, tôi không đòi hỏi sao được?".

Những khuất tất, sai phạm của hội đồng tư vấn đất đai xã Sơn Diệm, Sơn Tây và hội đồng bồi thường huyện Hương Sơn xin gửi về lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, cần phải làm rõ sự việc tránh gây thiệt thòi cho người dân.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm