| Hotline: 0983.970.780

Người dân Thủ đô không mặn mà với cây quất

Thứ Sáu 24/01/2020 , 15:47 (GMT+7)

Với sự xuất hiện của nhiều loại cây hoa cảnh trong dịp Tết năm nay, dường như người dân Hà Nội đang dần thờ ơ, không còn dành sự ưa chuộng cho cây quất truyền thống.

Khung cảnh đìu hiu của chợ hoa Tết phường Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội.

Những ngày cuối năm, rất nhiều điểm bán cây cảnh Tết như đào, quất, mai xuất hiện ở khắp các con phố của Thủ đô Hà Nội. Không chỉ từ những làng hoa nổi tiếng như Nhật Tân, Quảng Bá, những cành đào, cây quất còn được chở về rất nhiều từ các huyện ngoại thành và các tỉnh lân cận.

Không như đào và mai, thị trường cây cảnh Tết năm nay chứng kiến sự ế ẩm của cây quất truyền thống. Theo ghi nhận của Báo NNVN, tại các điểm bán quất cảnh ở chợ Kim Giang (quận Thanh Xuân) và Cầu Đen, đường Tô Hiệu (quận Hà Đông), trong 2 ngày 27 và 28 Tết, sự quan tâm của người dân dành cho cây quất là rất ít. Lượng khách đến xem và hỏi mua khá thưa thớt.

Chị Th. một người buôn quất từ Văn Giang, Hưng Yên, than thở: "Hiện tại giá của 1 cây quất cảnh là từ 200.000 - 2.000.000 đồng tùy loại. Năm nay bán quất vất vả lắm. Những năm trước lượng khách cũng ổn nhưng năm nay khách rất vắng vì người dân kĩ tính hơn trong việc lựa chọn."

Để có được một cây quất cảnh chơi Tết không phải là chuyện đơn giản. "Một cây quất cao khoảng 1m8 sẽ mất 2 năm chăm sóc. Chưa kể những chi phí mà người trồng phải bỏ ra là rất nhiều. Tiền bến bãi, thuê xe để vận chuyển rất cao. 800.000 đồng cho 1 chuyến vận chuyển 15 - 20 cây. Mỗi cây bán từ 800.000 - 1.000.000 đồng nhưng sau khi trừ đi chi phí cũng chả được bao nhiêu." - Chị Th. chia sẻ.

Chị Th. cho hay, mỗi ngày chỉ cần bán được 3 - 4 cây là đã cảm thấy vui lắm rồi.

Nhìn những cây quất chưa biết bao giờ mới bán được, anh D. một người buôn quất ở điểm bán cây cảnh Cầu Đen (Hà Đông), thở dài thườn thượt: "Năm ngoái người dân Hà Nội ưa chuộng cây quất có dáng tháp thông nên tôi trồng nhiều. Nhưng năm nay người ta lại không thích dáng đấy nữa nên thành ra ế ẩm.

Hiện nay người mua lại ưa chuộng những cây có dáng bonsai. Chăm những cây to vất vả hơn rất nhiều nhưng khách lại không thích. Sang năm sẽ đổi sang mô hình cây cảnh khác chứ làm theo kiểu này không ăn thua."

Những ánh mắt ngán ngẩm, những tiếng thở dài thườn thượt là điều dễ thấy trên khuôn mặt người buôn quất cảnh năm nay.

"Cho đến ngày 30 Tết, dù có lỗ thì tôi cũng vẫn phải bán nốt 30 cây còn lại. Thậm chí giảm giá từ 2.000.000 xuống còn 500.000 đồng bao gồm công chở đến nhà thì cũng vẫn phải chấp nhận. Còn nếu mà không bán hết thì cũng đành bỏ đi vì cây đã đánh lên thì sẽ không được bền và đẹp như cây trồng trong vườn nữa." - Anh D. ngậm ngùi.

Chia sẻ về sự thờ ơ của người dân Thủ đô đối với cây quất, chị Ph. (Khương Trung, Thanh Xuân) cho rằng một trong những yếu tố lớn nhất là do kinh tế khó khăn. "Năm nay kinh tế của người dân không được tốt, thế nên người ta sẽ trở nên kĩ tính hơn trong việc chọn cây cảnh chơi Tết. Năm nay cây quất có giá không phải thấp nhưng kiểu dáng lại không được đẹp so với đào và mai. Cùng với số tiền đó, người dân sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn là cây quất."

Thay vì chơi quất, năm nay người dân Thủ đô lại chuộng đào, mai và những loại hoa cảnh khác.

Cuộc sống càng hiện đại thì các giá trị truyền thống càng bị nhạt nhòa đi. Thay vì chơi những cây cảnh truyền thống như đào, quất, mai thì người dân lại chuộng những kì hoa dị thảo hơn. Dường như Tết thời nay, thời hiện đại, những bản sắc của Tết cổ truyền đã dần bị mai một.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm