| Hotline: 0983.970.780

Người Dao giàu nhờ trồng rừng

Thứ Tư 08/08/2018 , 14:50 (GMT+7)

Vài năm trở lại đây, người dân tộc Dao ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắk Kạn có cuộc sống khấm khá hơn. Nhiều hộ không chỉ thoát nghèo mà còn trở nên giàu có nhờ trồng rừng.

08-35-31_2_nh_tien_ty_tn_cu
Nhờ trồng rừng, người Dao đã xây được nhà cửa khang trang

Nói đến thành phố, nhiều nghĩ sẽ nghĩ đến cảnh phố phường, buôn bán nhộn nhịp. Nhưng với một thành phố nhỏ miền núi như Bắc Kạn, thì chỉ cẩn đi 1 - 2km là đã ra khỏi khu vực nội thị, với núi rừng trùng điệp. Nơi đây có một số hộ người dân tộc Dao là diển hình phát triển kinh tế rừng. Họ trồng cây gỗ lớn cho thu nhập cao như gỗ lát, xoan, mỡ, keo, quế và một số cây ăn quả.

Theo ông Phùng Kim Bình, tổ trưởng tổ dân cư Tân Cư, phường Xuất Hóa, từ khi có dự án FAM hỗ trợ địa phương, bà con dân bản đã trồng rừng thành phong trào. Hơn 20 năm qua nơi đây không còn đất trống, đồi trọc. Họ khai thác xong lại trồng mới. Theo thống kê, diện tích rừng chiếm đến 3/4 tổng diện tích tự nhiên của cả thôn (hơn 600ha). Số ít còn lại là đất ở và đất trồng lúa, rau màu để đảm bảo an ninh lương thực.

Thống kê qua các năm của thôn Tân Cư cho thấy, nguồn thu nhập từ rừng của người dân là rất lớn, trung bình đạt mốc hơn 100 triệu đồng/hộ/năm. Từ một bản định cư của người dân tộc Dao quanh năm đói nghèo, cơm không đủ ăn, đến nay cả thôn có 86 hộ dân với 366 nhân khẩu, trong đó chỉ có 3 hộ nghèo. Trong nhà mỗi hộ thường có 2 - 3 xe máy. Có 6 hộ mua được ô tô tải để phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa cho bà con.

Trong 10 năm trở lại đây, quế được xác định là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao ở xã Nông Thượng. Nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ quế. Diện tích quế đang tiếp tục được mở rộng và trở thành cây chủ lực tại địa phương. Riêng 2 thôn người Dao là Tân Thành và Khuổi Chang có tới hơn 400ha quế/795ha rừng trồng của cả xã. Quế có ưu điểm là từ rễ đến lá đều bán được. Trồng đến năm thứ 3 trở đi, người dân có thể tỉa cành lá thấp, lá già bán cho lái buôn với giá 1.000 – 1.500đ/kg.

Anh Nông Quốc Dưỡng, một trong những chủ hộ điển hình về phát triển kinh tế từ rừng ở thôn Khuổi Chang cho biết, gia đình anh có 10ha đất được phủ kín cây rừng. Trong đó có hơn 3ha quế, còn lại là keo, mỡ, xoan và các loại cây ăn quả. Nhờ tiền bán gỗ, gia đình có vốn làm ăn, mua được xe tải trị giá 500 triệu để chở lâm sản cho bà con. Thu nhập của gia đình đạt khoảng 200 triệu đồng/năm.

Hiện giá trị các loại cây rừng trồng đến tuổi thu hoạch là tương đối cao. Chẳng hạn keo, mỡ, xoan… đạt từ 100 – 150 triệu đồng/ha, quế trên 10 năm tuổi cho khai thác đạt trên 200 triệu đồng/ha. Có hộ đã thu cả tỷ đồng/năm từ khai thác rừng trồng. Chính vì nhận thức được giá trị như vậy, người Dao đã vươn lên làm giàu.

Xem thêm
Người mở đầu cho nông nghiệp công nghệ cao ở Thụy Lâm

Ông Nguyễn Đình Chung (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) năm nay đã gần 70 tuổi nhưng cử chỉ, phong thái còn nhanh nhẹn và giọng nói vẫn mạnh mẽ.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Cú hích cho nông nghiệp công nghệ cao ở Mộc Châu

SƠN LA Chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá cao sự cầu tiến của các hộ trong dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’.