| Hotline: 0983.970.780

Người đầu tiên ở Nam Định nuôi lợn sạch bằng thảo dược quy mô lớn

Thứ Hai 02/10/2017 , 07:00 (GMT+7)

Từ năm 2010 đến nay, đàn lợn của gia đình anh luôn duy trì tổng đàn hơn 400 con, cho ăn thức ăn chủ yếu là đậu tương, cám gạo, ngô, cá khô và bỗng rượu...

Nuôi lợn bằng thảo dược

Để giúp cơ thể của lợn tăng chất đề kháng, miễn dịch với các loại dịch bệnh, đảm bảo cho sản phẩm sạch, anh Nguyễn Văn Thục (xóm 4, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, Nam Định) đã nghiên cứu tài liệu, sách báo và đưa thêm thảo dược vào khâu chế biến thức ăn chăn nuôi.

Anh Thục tắm cho đàn lợn

Đến đầu xóm 4, hỏi về mô hình chăn nuôi lợn sạch của gia đình anh Thục thì không ai là không biết đến. Bởi, anh là người đầu tiên của tỉnh Nam Định chăn nuôi lợn sạch bằng thảo dược.

Thục cho biết, anh sinh ra trong gia đình làm nông nghiệp. Năm 1992, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh trở về địa phương lập nghiệp, làm thủ thứ nghề để kiếm sống nhưng thu nhập chẳng được là bao. Năm 1995, anh xây dựng gia đình, cuộc sống khó khăn, vốn liếng không có. Sau nhiều lần bàn bạc, vợ chồng anh quyết định làm giàu bằng cách chăn nuôi lợn theo phương pháp hữu cơ, vừa đảm bảo chất lượng, vừa an toàn vệ sinh thực phẩm.

Được chính quyền địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện, vợ chồng anh Thục đã thuê gần 4.000m2 khu đất công để hoang, sau đó xây dựng trang trại chăn nuôi lợn với quy mô gần 50 con.

“Sau khi bàn bạc kỹ lưỡng, vợ chồng tôi quyết định vay mượn tiền bạc của người thân xây dựng chuồng trại để chăn nuôi lợn sạch theo phương pháp hữu cơ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình lúc đó”, anh Thục kể.

10-04-49_nh_2
Thảo dược được anh Thục phơi khô trước khi nghiền lẫn với các nguyên liệu khác

Sau một thời gian, nhận thấy hướng làm giàu của vợ chồng rất hiệu quả, anh Thục tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi, xây dựng thêm chuồng trại, thiết kế theo mô hình chuồng trại của Thái Lan, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Anh tạm gác công việc nhà, miệt mài đến các tỉnh lân cận để học hỏi thêm về kỹ thuật chăn nuôi và tìm hiểu, tham quan những mô hình, cách làm hay để áp dụng vào mô hình của gia đình. Từ đó, quy mô chăn nuôi mở rộng dần, số lượng đàn lợn từ 50 tăng lên 100 rồi lên đến gần 300 con.

Từ năm 2010 đến nay, đàn lợn của gia đình anh luôn duy trì tổng đàn hơn 400 con, cho ăn thức ăn chủ yếu là đậu tương, cám gạo, ngô, cá khô và bỗng rượu. Năm 2015, qua nghiên cứu tài liệu, sách báo, anh bắt đầu đưa thêm một số loại thảo dược vào khâu chế biến thức ăn để lợn tăng chất đề kháng, miễn dịch với các loại dịch bệnh.

Theo anh Thục, khi đưa thêm vào thức ăn, thảo dược có tác dụng phòng chống bệnh tật, giải độc, kháng khuẩn cho lợn rất tốt; giải phóng được các kim loại nặng (sắt, đồng, kẽm) và thay cho kháng sinh. Ngoài ra, chất lượng thịt ngon hơn, giai, giòn, có mùi thơm và thịt nạc có màu đỏ tự nhiên.

Trong quá trình chăn nuôi, anh Thục đưa thêm men vi sinh chủng EM (mua tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam) trộn vào thức ăn của lợn để tăng cường hấp thụ chất. Ngoài ra, anh còn dùng men vi sinh chủng EM đã nhân thành thứ cấp để xử lý môi trường chuồng trại, khử mùi hôi.

Anh Thục chia sẻ thêm, năm 2015 mô hình nuôi lợn an toàn thực phẩm của gia đình anh được tham gia dự án phát triển chăn nuôi lợn nạc theo hướng VietGAHP. Đây là một trong 5 mô hình trên toàn quốc được đưa vào thử nghiệm của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (Bộ NN-PTNT) về xử lý nước thải. Qua đánh giá của viện cho thấy, đã có kết quả tốt, nước thải từ hầm biogas đạt ngưỡng cho phép.

“Hiện tại, thị trường cung cấp lợn sạch của gia đình tôi chủ yếu là ở Nam Định, Hà Nam và Hà Nội. Do nuôi lợn sạch theo đúng quy trình từ khâu mới nhập giống cho đến khi xuất chuồng nên thịt lợn được nhiều cửa hàng tiện ích về lấy”, anh Thục cho hay.

Bà Hoàng Thị Tố Nga, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nam Định cho biết, đây là mô hình nuôi lợn sạch bằng thảo dược đầu tiên của tỉnh. Mô hình chăn nuôi rất hiệu quả, lợn được cho ăn bằng thực phẩm sạch, không sử dụng thuốc kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

 

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm