| Hotline: 0983.970.780

Người đầu tiên phát hiện ra cà phê

Thứ Tư 02/03/2011 , 09:49 (GMT+7)

Xin hỏi ai là người đã phát hiện ra cà phê?

* Xin hỏi ai là người đã phát hiện ra cà phê?

Vũ Ninh Giang, TP Buôn Ma Thuột, Đaklak.

Có nhiều giả thuyết khác nhau về lich sử xuất xứ của cà phê. Có huyền thoại kể rằng, khoảng trên 1000 năm trước đây một người dân xứ Abixini (nay là Ehtiopia, phía đông Châu Phi) đã để ý đến hương thơm đặc biệt của một bụi cây đang cháy. Anh ta nhặt mấy quả trong bụi cây để đun nước uống. Đó có thể là ly cà phê đầu tiên trên thế giới.

Cho đến thế kỷ XV chỉ có ở vùng đó mới có cây cà phê. Sau đó người ta bắt đầu trồng cây cà phê ở các nước Ả Rập. Trong vòng 200 năm sau đó cà phê được trồng tại nhiều nơi trên thế giới. Vào thế kỷ XVII, Đan Mạch đưa cà phê đến trồng ở đảo Java (Indonesia) và sau đó được trồng ở nhiều nước nhiệt đới khác. Ngày nay ¾ sản lượng cà phê trên thế giới được sản xuất ở Braxin.

Cà phê lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam từ năm 1897 và được trồng thử từ năm 1888. Giai đoạn đầu, cà phê chủ yếu trồng ở Ninh Bình, Quảng Bình… đến đầu thế kỷ 20 mới được trồng ở Nghệ An và một số nơi ở Tây Nguyên. Từ 1920 trở đi, cây cà phê mới có diện tích đáng kể đặc biệt ở Buôn Ma Thuột, Đăklăk. Khi mới bắt đầu, qui mô các đồn điền từ 200-300ha và năng suất chỉ đạt từ 400-600kg/ha. Cho đến nay, diện tích cà phê trên cả nước khoảng 500.000 ha và sản lượng có khi lên đến 900.000 tấn. Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới.

* Ai là người đầu tiên sáng tạo ra đàn dương cầm?

Vi Thúy Lan, TP.Vinh, Nghệ An

Đàn dương cầm (Piano) là nhạc cụ vừa phức tạp, vừa đắt tiền nhưng rất quan trọng đôi với thế giới âm nhạc. Nguồn gốc của đàn dương cầm chỉ là loại đàn hộp 1 dây (!) và phải gẩy dây thì mới phát ra âm thanh. Vào khoảng năm 1000 đã có người cải tiến đàn hộp này bằng cách thêm dây và thêm phím cho đàn. Ngoài ra dưới hộp còn lắp thêm bánh xe để tiện di chuyển.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì Harpsichord là một nhạc cụ xuất hiện từ thế kỉ 15. Đó là một nhạc cụ có phím và dây, trong đó dây được gẩy bằng một mẩu lông quạ gắn ở cuối phím. Harpsichord có nhiều kiểu hình dáng và có thể có dạng giống như một chiếc dương cầm lớn. Mặc dù harpsichord rất phổ biến trong vài thế kỉ và được nhiều nhà soạn nhạc lừng danh như J. S. Bach sử dụng, nó vẫn còn có một nhược điểm lớn là không có khả năng phát tiếng to nhỏ theo độ mạnh nhẹ khi bấm của người chơi. Clavichord là một trong những nhạc cụ phím đơn giản và nhỏ nhất mà âm thanh được phát ra bằng dây.

Dựa trên các hình vẽ và ghi ghép, người ta cho rằng clavichord, với hình dạng giống như một số mẫu hiện còn tồn tại, đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỉ 15. Clavichord được sử dụng rộng rãi ở Tây Âu vào thời Phục hưng và ở Đức cho đến đầu thế kỉ 19, nhưng chỉ được coi như một nhạc cụ để học và chơi chứ ít khi dùng để sáng tác. Khi người chơi bấm vào phím, một mảnh kim loại bật lên và đập vào dây đàn. Mảnh kim loại còn có tác dụng như một thanh chặn dây, và nốt nhạc được ngân lên cho đến khi phím đàn được thả ra. Hệ thống đơn giản này giúp cho người đọc kiểm soát được cường độ và trường độ của âm. Năm 1709, người thợ chế tạo harpsichord người Ý Bartolomeo Cristofori chế tạo chiếc dương cầm đầu tiên trên thế giới gọi là piano et forte (nhẹ và mạnh).

Không lâu sau, những người thợ khác tạo ra những chiếc pianoforte với búa. Tiếp đó, pianoforte thay thế harpsichord và clavichord bởi nó có những ưu điểm mà các nhạc cụ phím khác không có. Fortepiano là một nhạc cụ dây-búa có khả năng tạo ra những sự thay đổi âm thanh nhỏ thông qua sự bấm phím mạnh hay nhẹ của người chơi. Đến khoảng năm 1850, từ "fortepiano" được thay thế bởi từ "piano". Vào những năm đầu thế kỉ 18, dương cầm không mấy thu hút được sự chú ý và ủng hộ. J.S. Bach có lẽ thích clavichord, nhạc cụ mà ông đã quen chơi và cũng là nhạc cụ chơi dễ hơn.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.