| Hotline: 0983.970.780

Người đem Fìn Hò Trà vượt Tây Côn Lĩnh

Thứ Sáu 06/04/2012 , 09:23 (GMT+7)

Người chúng tôi nhắc đến là Lý Chòi Nhàn, nguyên Chủ nhiệm HTX Chế biến chè Phìn Hồ, Phó Chủ tịch xã Thông Nguyên...

Anh là người Dao, sinh năm 1978 tại vùng chè shan tuyết cổ thụ nổi tiếng thôn Phìn Hồ, xã Thông Nguyên (Hoàng Su Phì - Hà Giang). Chứng kiến cảnh người dân nghèo quê mình đốn hạ những cây chè cả trăm tuổi do không có đầu ra, anh gạt nước mắt khoác ba lô lên đường tìm lối đi cho cây chè quê hương.

VỊ CỨU TINH CỦA CHÈ PHÌN HỒ

Người chúng tôi nhắc ở trên tên Lý Chòi Nhàn, nguyên Chủ nhiệm HTX Chế biến chè Phìn Hồ, Phó Chủ tịch xã Thông Nguyên. Gặp Lý Chòi Nhàn khi anh mới giao trọng trách quản lý HTX chè Phìn Hồ cho người dân để đảm đương vai trò phó chủ tịch xã. Còn lý giải cái tên Fìn Hò Trà, Lý Chòi Nhàn ngậm ngùi cho hay, tên Phìn Hồ đã bị người khác lấy mất nên anh chọn cái tên Fìn Hò Trà theo đúng cách gọi của người Dao quê anh. Và Fìn Hò Trà mới chính là cây chè shan tuyết tại thôn Phìn Hồ. 

Chân dung Lý Chòi Nhàn

Tôi hỏi đùa Nhàn rằng, sau bao năm vất vả cực nhọc, đổ mồ hôi sôi nước mắt mới gây dựng được cơ ngơi như HTX chè Phìn Hồ ngày hôm nay sao lại chuyển cho người khác? Nở nụ cười hiền, chàng thanh niên sống trên dãy Tây Côn Lĩnh tâm sự rằng, chưa bao giờ anh coi HTX là của riêng mình cho dù anh là người có cổ phần lớn nhất. Trong thâm tâm, đó là tài sản, công sức của toàn thể người Dao thôn Phìn Hồ tạo nên. Trước, HTX khó khăn anh là người đứng mũi chịu sào, nay HTX bắt đầu đi vào hoạt động hiệu quả anh quyết định giao cho người dân thôn Phìn Hồ quản lí với một mong ước thật giản đơn, hình thành nên một HTX do chính người dân làm chủ.

Thưởng thức tách Fìn Hò Trà loại thượng hạng, chúng tôi được Lý Chòi Nhàn kể cho nghe chặng đường gian nan tìm lối đi cho cây chè Phìn Hồ của anh. Cây chè shan tuyết tại Phìn Hồ sống cheo leo ở độ cao hàng nghìn mét trên dãy núi Pìn Hò có khí hậu quanh năm mát mẻ nên chè tại đây có vị thơm ngon, tinh khiết đặc biệt. Nhưng do đường sá xa xôi cộng với việc người dân chưa biết tận dụng thế mạnh của địa phương nên sản phẩm chè Phìn Hồ được bán ra thị trường rất hạn chế.

Đầu năm 2006, một DN về thôn Phìn Hồ khảo sát xây dựng nhà máy chế biến chè shan tuyết khiến bà con vui mừng khấp khởi vì nghĩ mình sắp có công ăn việc làm. Tuy nhiên, kỳ vọng bao nhiêu người dân Phìn Hồ lại thất vọng bấy nhiêu khi DN nọ về khảo sát chỉ lấy mỗi tên Phìn Hồ mà hoàn toàn không mua chè cho người dân nơi đây. Cây chè tại Phìn Hồ vốn đã khó khăn nay lại thêm khốn đốn vì mất thương hiệu.

Lý Chòi Nhàn đang phổ biến kinh nghiệm cho người dân Phìn Hồ

Sản phẩm bà con SX ra manh mún nhỏ lẻ, lại không ai biết tới nên giá bán chỉ 10.000 - 15.000 đồng/kg chè khô. Vậy mà vẫn không có người mua, quá chán nản, nhiều gia đình đã chặt bỏ không thương tiếc những cây chè có tuổi đời lên đến 250 năm để trồng ngô, trồng lúa.

Lúc đó, đang là người Dao nắm chức Phó Chủ tịch xã có tuổi đời trẻ nhất nhì xã Thông Nguyên, Lý Chòi Nhàn cùng cán bộ xã Thông Nguyên quyết ngồi lại với nhau nhiều ngày trời bàn cách cứu cây chè shan tuyết. Sau nhiều lần nhấc lên đặt xuống, suy đi tính lại cuối cùng không ai khác Lý Chòi Nhàn chính là người được cán bộ, bà con người Dao tin tưởng giao trọng trách nặng nề thành lập, vận hành HTX Chế biến chè Phìn Hồ.  

Lý Chòi Nhàn (thứ 3 từ phải qua) hướng dẫn người dân Phìn Hồ hái chè

Giao trọng trách là vậy nhưng không ai dám tin Nhàn sẽ thành công khi “tay không bắt giặc”, bởi tài sản duy nhất khi thành lập HTX chỉ là vài trăm gốc chè cổ thụ ở độ cao hàng nghìn mét so với mực nước biển. Ấy vậy mà chàng trai Lý Chòi Nhàn đã làm được việc phi thường khi không chỉ cứu được cây chè shan tuyết tại Phìn Hồ khỏi tuyệt chủng mà con giúp hương vị của nó bay cao, bay xa tới nhiều nơi trong nước.

ĐAU ĐÁU GIÚP DÂN THOÁT NGHÈO

Nói về Lý Chòi Nhàn, một cán bộ xã Thông Nguyên bảo với chúng tôi rằng, Hà Giang địa hình toàn núi đá khắc nghiệt nên cây cối rất khó phát triển. Tuy nhiên, những cây nào đã sống được trên núi đá đều rắn chắc và quý hiếm. Lý Chòi Nhàn cũng vậy, sinh ra trong gia đình người Dao nghèo tại một thôn khó khăn nhất nhì tỉnh Hà Giang đã tôi luyện anh trở thành người có ý chí, nghị lực sắt đá. Và chỉ người có ý chí kiên cường như vậy mới làm được việc phi thường là gây dựng thành công thương hiệu Fìn Hò Trà cho đồng bào người Dao tại Phìn Hồ từ hai bàn tay trắng.

Lý Chòi Nhàn kiểm tra công đoạn sao chè

Qua vợ Lý Chòi Nhàn chúng tôi được biết, năm 2008 khi HTX Chế biến chè Phìn Hồ vừa thành lập chưa có máy móc dây truyền đóng gói, sơ chế nên chỉ bán được chè rời loanh quanh mấy huyện của Hà Giang, doanh số lèo tèo vài ba tạ/năm. Đau đáu vì cây chè vẫn chưa giúp được người dân quê mình hết đói nghèo, Lý Chòi Nhàn quyết chí đưa cây chè shan tuyết tại Phìn Hồ vượt dãy Tây Côn Lĩnh xâm nhập các thị trường khó tính hơn, đặc biệt là Hà Nội.

Có những bận, sáng vợ chồng Nhàn đi hái chè của nhà, chiều về thu mua thêm chè của các hộ gia đình khác để tối cả nhà hì hục sao đến tận 2 giờ sáng mới xong. Trời mưa phùn tháng 2 rét thấu xương, nhưng Lý Chòi Nhàn vẫn phóng xe mấy chục cây số trong đêm ra trung tâm huyện Bắc Quang bắt ôtô khách về Hà Nội bán chè.

Ngày đầu đưa sản phẩm Fìn Hò Trà về Hà Nội, đi đâu Nhàn cũng nhận được cái lắc đầu bởi người dân Thủ đô đâu có biết Fìn Hò Trà là loại chè gì. Mặt khác, chè xanh Thái Nguyên đã thống trị tại đây cả thập kỷ rồi nên cơ hội để chè Phìn Hồ chen chân gần như không thể.  

Những cây chè shan tuyết cổ thụ tại thôn Phìn Hồ

“Đi đâu tiếp thị cũng bị từ chối, đã có lúc tôi nản quá định bỏ cuộc. Nhưng cứ nghĩ đến cảnh người dân quê mình đang đau đáu chờ mong tin tốt lành nên tôi lại tự nhủ mình phải tiếp tục. Lần sau, tôi liên hệ với một vài người bạn gửi chè nhờ bán hộ thấy bán được. Cứ dần dà như vậy, người dân Thủ đô và các vùng lân cận bắt đầu biết đến sản phẩm Fìn Hò Trà. Những nơi trước kia xua đuổi sau lại gọi tôi đến đặt mua chè thường xuyên. Mọi thứ đến với tôi nhanh như một giấc mơ khiến mỗi lần nhớ lại tôi không khỏi xúc động", Lý Chòi Nhàn tâm sự.

Mãi đến lúc chào Lý Chòi Nhàn để ra về, tôi vẫn có cảm giác đã gặp anh ở đâu. Thế rồi cả hai anh em cùng ồ lên một tiếng. Thì ra, trong lần trao giải thưởng Lương Định Của năm 2010, Lý Chòi Nhàn nhờ tôi chụp ảnh hộ lúc lên nhận giải. Vậy là hai anh em lại ngồi thêm mấy tiếng đồng hồ nữa để tâm sự về cây chè Phìn Hồ.

Qua hơn 3 năm mày mò đầu tư trang thiết bị, đi khắp các địa phương học hỏi kinh nghiệm, giờ HTX Chế biến chè Phìn Hồ sở hữu cơ ngơi rộng lớn. Chè shan tuyết trước kia người dân chỉ bán được 10.000 - 15.000 đồng/kg nay đã được HTX thu mua với giá 50.000 - 100.000 đồng/kg. Đặc biệt, vừa qua HTX Chè Phìn Hồ thu mua chè khô cho người dân giá tới 500 nghìn đồng/kg để SX loại Fìn Hò Trà thượng hạng.

Du khách nước ngoài tới thăm quan HTX Fìn Hò Trà

Bí thư kiêm Chủ tịch xã Thông Nguyên Vần Kim Đưởng phấn khởi cho biết, nhờ cây chè mà tỉ lệ hộ nghèo xã Thông Nguyên đầu năm 2011 lên tới 212 hộ nhưng đến đầu 2012 giảm xuống chỉ còn 70 hộ, riêng thôn Phìn Hồ giờ không còn hộ nghèo bởi thu nhập của đồng bào Dao nơi đây từ cây chè hàng năm lên tới cả tỷ đồng, món tiền mơ ước với đồng bào vùng cao như Hà Giang.

Hiện xã Thông Nguyên vẫn lưu giữ được 150 ha chè shan tuyết cổ từ 150 - 250 tuổi, sắp tới địa phương này sẽ mở rộng diện tích lên 250 ha, mỗi năm cung cấp ra thị trường gần 200 tấn chè khô.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm