| Hotline: 0983.970.780

Người đưa Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa thành di sản

Thứ Hai 03/06/2013 , 10:52 (GMT+7)

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vừa được Bộ VHTTDL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ khao lề thế lính (KLTL) Hoàng Sa vừa được Bộ VHTTDL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Có thể nói, một trong những người có công đầu tiên để di sản văn hóa này được nhiều người biết đến và được “nâng tầm” quốc gia, chính là Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi- TS. Nguyễn Đăng Vũ.


Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi TS Nguyễn Đăng Vũ

Người dân Lý Sơn bảo rằng: "Ông là người làm các vị thần trên đảo Lý Sơn “sống dậy”; nếu ông chết thì chúng tôi sẽ làm bài vị thờ ông ở đây và sẽ làm một ngôi mộ chiêu hồn cho ông nữa”.

Xin ông cho biết những nét độc đáo của lễ KLTL Hoàng Sa?

Từ những năm 1990, khi nghiên cứu về Lễ KLTL Hoàng Sa, tôi cứ nghĩ chỉ có ở làng An Vĩnh, Lý Sơn mới có lễ này. Nhưng vào năm 2010, khi đi điền dã tôi lại tìm thấy bài văn tế khao lề thế lính Hoàng Sa tại xã Tịnh Long, thuộc huyện Sơn Tịnh, do dòng họ Diệp, vốn có nhiều thế hệ làm thầy pháp, truyền đời lưu giữ, thì tôi mới biết, nơi nào có người đi lính Hoàng Sa, Trường Sa thì nơi đó có làm Lễ KLTL, chứ không phải riêng ở Lý Sơn.

Nhưng ở những nơi khác người ta đã không thực hành nghi lễ nữa (ngay từ thời kháng chiến chống Pháp).

Ông có thể cho biết rõ hơn nghĩa của cụm từ: Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa?

Chữ lề ở đây nghĩa là lệ. Khao lề nghĩa là lệ khao hằng năm cho những người đi lính Hoàng Sa. Thế lính là một nghi lễ mang ít nhiều màu sắc của đạo giáo nhằm dùng những hình nhân thế mạng cho những người đi lính.

Bởi như chúng ta biết rằng, trong những trang ghi chép trong các trang chính sử, như "Đại Nam thực lục", "Quốc triều chính biên toát yếu","Đại Nam nhất thống chí"…, cả những trang ghi chép của Lê Quý Đôn trong "Phủ biên tạp lục"; Phan Huy Chú trong "Lịch triều hiến chương loại chí", … đều có ghi chép về đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải.


Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Mỗi năm 70 định suất đi Hoàng Sa, Bắc Hải mới đầu đều lấy người của làng An Vĩnh và An Hải ở vùng cửa biển Sa Kỳ, và sau này là ở làng An Vĩnh, An Hải trên đảo Lý Sơn. Họ đi từ tháng 2, tháng 3 đến tháng 8 âm lịch mới trở về, mà cũng chỉ đi trên những chiếc thuyền câu nhỏ. Vì thế số phận họ rất mong manh giữa trời mây và bọt biển trong suốt 5, 6 tháng ròng.

Người ta làm lễ khao lề cũng là dịp tôn vinh họ, tế sống họ, cầu mong cho mọi điều xui rủi sẽ được các hình nhân chịu thay họ, để họ còn được bình yên trở về. Nhưng nếu họ không may gục ngã, thì lễ khao lề cũng là tế những người đi lính Hoàng Sa, Trường Sa đã không còn có cơ may trở về.

Lễ KLTL đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội sẽ có sự tham gia của chính quyền. Ông có cho rằng sự can thiệp của chính quyền sẽ ảnh hưởng đến nghi thức có tính “riêng tư” được coi là giỗ của mỗi dòng họ?

Di sản được tôn vinh thì chính là niềm tự hào của người dân. Có thể sau này cùng song hành với việc mỗi dòng họ tổ chức lễ khao lề, thì các dòng họ cũng vẫn cùng chung tay tổ chức chung cho các dòng họ, chung cho cả huyện đảo, thậm chí có thể cho cả dọc vùng ven biển hải đảo trong tỉnh.

Rồi cũng sẽ có trường hợp dòng tộc này lâu nay không tổ chức lễ khao lề nữa, thì giờ đây lại tổ chức lại. Tôi nghĩ, đó là điều bình thường. Có thể dân vẫn làm theo kiểu đơn sơ và mộc mạc, nhưng đó là cách họ làm từ bao đời nay rồi... Tất cả những điều đó hoàn toàn do người dân quyết định.

Chính quyền địa phương chỉ hỗ trợ những thứ mà người dân muốn làm mà không đủ điều kiện làm, tránh tình trạng như ở nhiều nơi khác, là khi tổ chức lễ hội - chính quyền đứng ra làm, nhưng đôi khi lại làm méo mó đi tinh thần, cốt lõi của lễ hội.

Xin cám ơn ông!

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm