| Hotline: 0983.970.780

Người gieo "vàng trắng" trên đất nước Triệu Voi

Thứ Tư 02/06/2010 , 10:03 (GMT+7)

Gặp anh rất khó. Điện thoại cho anh khi thì đang ở Sài Gòn, lúc đang đi xuống cơ sở nông trường và ở tận bên nước Lào...

Ông Khiết  (phải) bên rừng "vàng trắng" tại Lào

Gặp anh rất khó. Điện thoại cho anh khi thì đang ở Sài Gòn, lúc đang đi xuống cơ sở nông trường và ở tận bên nước Lào. Đã đôi lần anh hẹn gặp tôi nhưng do bận gặp đối tác, bạn hàng đột xuất nên anh lại lỡ hẹn.

Anh chất phác, mộc mạc, bình dị như chính những người dân miền Tây quê  anh. Với dáng người hơi đậm, mái tóc lúc nào cũng húi cua, anh mang dáng người trí thức vừa mang dáng người nông dân. Có gần anh, tiếp xúc với anh thì mới hiểu được phần nào việc anh làm, ý định tương lai của Cty mà anh là người đứng mũi chịu sào. Anh là tiến sĩ Huỳnh Văn Khiết, Giám đốc Cty Cao su Đăk Lăk.

Sáng sớm đầu mùa khô Tây Nguyên trời se lạnh, nhìn qua khung cửa sổ Bản Đôn bao phủ bởi màu sương mỏng, cảm giác như khoẻ ra, tôi bước ra lan can ngôi nhà sàn hít thở không khí trong lành. Xa xa ngọn đồi Chư Mah thơ mộng, huyền ảo soi mình bên cạnh hồ nước Đăk Min. Mới tối hôm qua, bên ánh lửa trại bập bùng tôi nắm bàn tay em mềm mại. Vâng em là cô gái dân tộc Lào, cùng em múa điệu Lăm vông. Ngất ngây bên ché rượu cần, hay say cùng hơi thở nồng ấm của em làm tôi lại nhớ về cách đây hơn 3 năm tôi đi cùng tiến sĩ Khiết sang nước bạn Lào để nhận giấy phép đầu tư nước ngoài của Chính phủ Lào cấp cho Cty Cao su Đăk Lăk.

Vậy là Cty Cao su Đăk Lăk cũng như tiến sĩ Khiết đã bắc thêm một nhịp cầu hữu nghị Việt – Lào. Được phép của Chính phủ hai nước, Cty Cao su Đăk Lăk đã thực hiện dự án trồng cao su và cây công nghiệp trên đất Lào với tổng vốn trên 30 triệu Mỹ kim. Đây có lẽ là nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài thuộc hàng lớn nhất Việt Nam. Nếu tính theo cấp Cty thuộc tỉnh thì nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của Cty Cao su Đăk Lăk là lớn nhất.

Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành thị, là con thứ hai có 10 anh chị em, từ nhỏ Huỳnh Văn Khiết đã phải vất vả phụ giúp cha mẹ kiếm tiền vừa làm vừa học và dạy dỗ các em. Quê anh ở Đức Hoà, Hậu Nghĩa, Long An nhưng gia đình định cư làm ăn ở Campuchia. Tuổi thơ của Khiết gắn liền ở trên đất bạn Campuchia, có đầy đủ vui buồn sướng khổ. Mẹ anh từng tham gia vào việc chuyển đổi tiền cho cách mạng ở Campuchia phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cuộc sống của gia đình anh cũng như của hàng ngàn bà con Việt kiều đang yên ổn làm ăn thì tướng Lonnol đã lật đổ Quốc vương Sihamouk. Sau khi nắm chính quyền, Lonnol đã mở cuộc đàn áp Việt kiều rất dã man. Trong dòng người di tản tránh sự tàn sát của chế độ Lonnol trở về Tổ quốc có gia đình của Huỳnh Văn Khiết.

Tư chất, lòng yêu thương người nông dân một nắng hai sương đã thấm vào máu thịt của Khiết. Có bao lần anh tự nhủ lòng mình làm sao cho bà con mình, nông dân mình đỡ khổ. Đó chính là động lực để sau khi tốt nghiệp tú tài, anh thi vào khoa Nông nghiệp Đại học Minh Đức. Để tránh bị bắt lính ngụy, anh đã đăng ký, ghi danh vào học Đại học Văn khoa. Ngày ấy phong trào học sinh sinh viên chống Mỹ - Nguỵ như có lực hút kỳ lạ, tân sinh viên Huỳnh Văn Khiết cùng bạn bè xuống đường biểu tình chống Mỹ. Những đêm "Hát cho đồng bào tôi nghe" cuốn hút anh, thôi thúc anh tham gia...

Năm 1976, Huỳnh Văn Khiết được trở lại mái trường thân yêu không phải là trường Đại học Minh Đức mà trường Đại học Nông nghiệp 4, nay là Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh. Tốt nghiệp đại học năm 1981, Khiết đã tình nguyện xung phong đi Tây Nguyên. Xung phong đi Tây Nguyên, Khiết còn đi theo tiếng gọi của tình yêu và muốn khám phá vùng đất mới, đến với người dân tộc ở Cao Nguyên thật thà chất phác, hiền từ như củ sắn, củ khoai. Huỳnh Văn Khiết đã đến với Buôn Ma Thuột – đến với Tây Nguyên. Từ vùng đất đỏ mầu mỡ này đã mở sang một trang mới của cuộc đời kỹ sư trẻ  Huỳnh Văn Khiết.

Nhận quyết định điều động về công tác ở Trường Trung học Nông nghiệp Đăk Lăk chưa đầy một tháng thì Khiết lại có quyết định điều động về để tăng cường cán bộ kỹ thuật trẻ cho Cty quốc doanh nông nghiệp tỉnh Đăk Lăk. Từ tháng 9/1981 kỹ sư Huỳnh Văn Khiết chính thức nhận nhiệm vụ ở Cty quốc doanh Nông nghiệp Đăk Lăk và được phân công làm cán bộ kỹ thuật – phụ trách kỹ thuật cây cao su. Cây cao su gắn bó với anh từ đây và nó như một ma lực hấp dẫn người kỹ sư trẻ đến lạ lùng. Khiết chăm sóc cây cao su như chăm sóc vợ con mình. Anh như nghe được hơi thở của cây, từng giọt nhựa trắng rơi trên bát. Là cán bộ kỹ thuật, anh đi xuống từng đội sản xuất hướng dẫn công nhân trồng, chăm sóc cây cao su, trồng xen cây lương thực, thực phẩm ở những lô cây cao su chưa khép tán.

Nghe theo lời hướng dẫn của anh, nhiều gia đình công nhân đã tận dụng đất ở hai hàng cây cao su chưa khép tán để trồng đậu, bắp, lạc và họ đã có thu nhập khá. Từ thực tiễn sống động đã gợi cho anh thực hiện việc nghiên cứu đề tài khoa học trên và sau này nó chính là đề tài nghiên cứu sinh để anh bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ nông nghiệp. Cùng với việc chỉ đạo sản xuất, Huỳnh Văn Khiết còn tích cực nghiên cứu khoa học.Những đề tài nghiên cứu khoa học và các biện pháp chỉ đạo sản xuất của anh đã mang lại hiệu quả to lớn góp phần tăng thu nhập cho người công nhân và nông dân trồng cao su. Những kiến thức học ở trường và ước vọng giúp người dân nghèo của Khiết đã và đang trở thành hiện thực. (Còn nữa)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bị đá đè tử vong khi đào dúi rừng

Ông Tẩn Phù Dìn ở xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát, Lào Cai) đã bị đá đè tử vong trong khi đào bới đất để bắt dúi rừng tại khu vực rừng vầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm