| Hotline: 0983.970.780

Người gieo "vàng trắng" trên đất nước Triệu Voi

Thứ Năm 03/06/2010 , 10:11 (GMT+7)

… Sau 3 năm công tác, Huỳnh Văn Khiết đã được đề bạt làm Phó Tổng giám đốc Liên hiệp các xí nghiệp cao su Đăk Lăk, khi đó anh mới tròn 32 tuổi.

TS Khiết (thứ hai từ trái sang) đang chỉ đạo trồng cao su tại Lào

… Sau 3 năm công tác, Huỳnh Văn Khiết đã được đề bạt làm Phó Tổng giám đốc Liên hiệp các xí nghiệp cao su Đăk Lăk, khi đó anh mới tròn 32 tuổi.

>> Người gieo ''vàng trắng'' trên đất nước Triệu Voi

Đầu năm 1993, Huỳnh Văn Khiết được đề bạt làm Giám đốc Cty cao su Đăk Lăk. Dưới sự lãnh đạo của giám đốc trẻ Huỳnh Văn Khiết, Cty cao su Đăk Lăk liên tục phát triển. Đến nay, Cty đã có 15.000 ha cao su trong đó có trên 4.000 ha cao su liên kết. Diện tích vườn cây của Cty trải dài trên 8 huyện, thành phố thuộc hai tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông. Cty có 17 đơn vị trực thuộc gần 8 Nông trường, 2 Trung tâm cao su, 2 Xí nghiệp chế biến mủ và gỗ cao su, 1 Xí nghiệp sản xuất vật tư và xây dựng, 1 Trung tâm quản lý chất lượng cao su, 2 Chi nhánh văn phòng đại diện và Quỹ tín dụng nhân dân cao su Đăk Lăk. Sản phẩm của Cty Cao su Đăk Lăk với thương hiệu ĐAKRUCO đã có mặt trên thị trường quốc tế như: Trung Quốc, Singapore, Nhật, Mỹ, Pháp, Đài Loan...  

Năm 2007, Cty Cao su Đăk Lăk đã nộp ngân sách Nhà nước 40,3 tỷ đồng, là đơn vị nộp ngân sách cao nhất tỉnh Đăk Lăk. Sản xuất kinh doanh giỏi, lợi nhuận của Cty cũng tăng lên không ngừng. Năm 2005 đạt kim ngạch xuất khẩu đạt 12,4 triệu USD, lợi nhuận trước thuế mới đạt trên 80 tỷ đồng thì đến năm 2007, Cty đã đạt kim nghạch xuất khẩu 32 triệu USD tăng 44% so với năm 2006 lợi nhuận trước thuế đạt 200 tỷ đồng. Lương bình quân đầu người của gần 5000 cán bộ công nhân trong Cty đạt 2,6 triệu đồng/người/tháng. Đó là những con số biết nói khẳng định sự năng động nhạy bén ăn nên làm ra của Cty Cao su Đăk Lăk.

Khi tôi đang viết bút ký này thì nhận được tin vui: Cty Cao su Đăk Lăk đã bắt đầu triển khai dự án trồng cao su ở Vương quốc Campuchia. Theo biên bản ghi nhớ gữa Cty Cao su Đăk Lăk và Campuchia thì tỉnh Mondulkiri thoả thuận giao 5000ha đất tại huyện Péch Chăn Đa và 10.000ha đất tại huyện Cô Nhết để Cty trồng cao su. Cty đang triển khai trồng thử nghiệm 1200 cây cao su tại xã Srê Ampum và xã Busara huyện Péch Chăn Đa, tỉnh Mondulkiri để lựa chọn bộ giống thích hợp cho việc đầu tư, phát triển vùng dự án. Hiện nay, Cty đang tiếp tục xúc tiến làm các thủ tục để được giao đất và triển khai thực hiện trong năm 2008.

Sau hơn 3 năm thực hiện dự án trồng cây cao su và cây công nghiệp khác trên đất Lào, Cty Cao su Đăk Lăk đã trồng được trên 5626ha cây cao su, 854ha cây công nghiệp khác, trong đó cây điều 651 ha, ca cao 28 ha, cây cà phê 95ha, cây rừng 80 ha ở các tỉnh Chanpasak, Salavan, Atôpư với tổng vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng. Đã có 333 hộ người Lào nhận khoán, mỗi hộ nhận 1 - 2 ha cao su với mức thu nhập thu 600.000 kíp đến 800.000 kíp/tháng (khoảng 1,2 - 1,6 triệu đồng). Bên cạnh đó, Cty đã đầu tư xây dựng 2 trường học, 2 trạm y tế cho nhân dân trong vùng dự án trị giá 652 triệu kíp… Quả thực đây là một kỳ tích mà ngay chính bản thân tôi cũng không hình dung ra nổi, chỉ trong một thời gian ngắn Cty Cao su Đăk Lăk đã làm được như vậy. Bởi lẽ, tôi là người được dự lễ trao giấy phép đầu tư và được chứng kiến nhát cuốc đầu tiên khai hoang vùng đất mới ở Chanpasak. Xin được chia vui với cán bộ, công nhân Cty Cao su Đăk Lăk đang làm việc ở dự án bên nước bạn Lào. 

Nhớ lại hôm ở Păc xe, tôi hỏi giám đốc Huỳnh Văn Khiết, các ông lấy đâu ra nhiều tiền mà đầu tư sang Lào vậy? Anh Khiết cười hiền: Với giá mủ cao su như hiện nay Cty sẽ tăng được vốn từ hiệu quả kinh doanh, từ 100 tỷ hiện nay lên 800 tỷ đồng sau năm 2010. Mức lợi nhuận hàng năm phải đạt 20% doanh thu bán hàng/năm trở lên.

Nghe vậy, tôi nhẩm tính với mức lợi nhuận 20% mà doanh thu bán hàng chỉ tính bình quân 664 tỷ đồng như năm 2007 thì mỗi năm Cty có trên 130 tỷ đồng lãi. Với mức lợi nhuận như vậy, Cty Cao su Đăk Lăk không cần phải vay tiền ngân hàng để đầu tư. Đây là chuyện hiếm có đối với những Cty sản xuất kinh doanh muốn đầu tư phát triển sản xuất bao giờ cũng vay vốn đầu tư kể cả doanh nghiệp nước ngoài.

Để đạt được những ước mơ táo bạo, chiến lược phát triển Cty mà anh đã vạch ra, Huỳnh Văn Khiết cho biết: Trước hết phải tái cấu trúc lại Cty, chuyển đổi theo mô hình Cty mẹ - Cty con. Các Cty con được thành lập theo hướng cổ phần hoá nhằm bổ sung thêm nguồn lực mới chủ yếu là trình độ năng lực về công nghệ và quản lý. Lịch sử sẽ thuộc về những người biết ước mơ và biến những mơ ước đó thành sự thực.

Ở tuổi ngoài 50 rất phong độ, sung sức, TS Khiết đã và đang đưa con tàu Cty Cao su Đăk Lăk vượt qua bão giông, trở ngại, xây dựng Cty trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh ở tỉnh Đăk Lăk và cả Tây Nguyên này. Anh cũng là người đã và đang đi gieo vàng trắng không chỉ ở Đăk Lăk , Đắc Nông mà cả ở nước bạn Lào, Campuchia.

Cán bộ công nhân cao su Đăk Lăk càng vui hơn khi mới đây được Chủ tịch nước ký quyết định tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lao động. Đây chính là sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước đối với Cty Cao su Đăk Lăk trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (Hết)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm