| Hotline: 0983.970.780

Người giữ thương hiệu cho Quýt Trà Lĩnh

Thứ Năm 10/06/2010 , 11:04 (GMT+7)

Ở cái tuổi 66, nhưng người thương binh Lã Văn Tẩy ở xóm Nà Thấu, thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng vẫn hàng ngày miệt mài cuốc đất lật cỏ làm giàu trên mảnh đất biên cương...

Ông Lã Văn Tẩy kiểm tra sâu bệnh cho cây quýt
Ở cái tuổi 66, nhưng người thương binh Lã Văn Tẩy ở xóm Nà Thấu, thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng vẫn hàng ngày miệt mài cuốc đất lật cỏ làm giàu trên mảnh đất biên cương như bao lão nông khác, không những vậy ông còn dày công sức nghiên cứu những cây ăn quả đặc sản của địa phương, đem lại thu nhập cao và xoá đói giảm nghèo cho nhiều hộ nông dân quanh vùng.

Năm 1966, người thanh niên Lã Văn Tẩy cùng thanh niên trong làng xã lên đường tham gia chiến đấu ở miền Nam, không may đã bị mảnh đạn găm vào đầu (thương binh hạng 4/4). Đến năm 1973 xuất ngũ, 1976 nhận công tác tại Bệnh viện tỉnh, sau đó về huyện. Năm 1990 ông nghỉ hưu theo chế độ mất sức. Thời kỳ này các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc rất dễ kiếm tiền, người có sức khoẻ thì đi vác hàng vượt biên, người có vốn đi buôn hàng Trung Quốc… Riêng ông sức khoẻ yếu không mang vác buôn bán được, trong khi đồng lương hưu ít ỏi không đủ trang trải cho sinh hoạt gia đình và nuôi các con ăn học. 

Ông thấy đất ở đây rộng rãi nhưng kinh nghiệm làm vườn không có, khiến ông rất khó khăn khi phải tìm cho mình lối thoát nghèo bằng trang trại. Đúng lúc đó, ông đọc ở một tờ báo nói về mô hình ghép cây cam quýt , thế là ông có thêm động lực bắt tay vào nghiên cứu tuyển chọn cây giống. Ông quyết định đột phá vào cây quýt địa phương theo hướng mới; nghiên cứu kỹ các đặc điểm của quýt, tìm mọi tài liệu học cách trồng, chăm sóc, chiết, ghép mầm... và tìm ra được lời giải: ghép mầm cây quýt vào gốc cây bưởi.

Bưởi cùng họ nhà quýt, có bộ rễ khỏe, sức sống mạnh mẽ và khả năng chống chịu bệnh tốt hơn quýt. Ghép được mầm quýt vào gốc bưởi, cây quýt sẽ được nhân đôi sức mạnh, hiệu quả thu hoạch cao hơn hẳn so với cây quýt thông thường. Ông dùng giải pháp giữ vị thơm ngon của quýt như chăm sóc theo hướng truyền thống là bón phân xanh, phân chuồng, bùn ao..., không dùng phân hoá học, không dùng thuốc kích thích nên cây khoẻ mạnh và rất ít sâu bệnh, quả quýt không phun thuốc trừ sâu mới thơm ngon đúng hương vị tự nhiên, bán được giá cao.

Từ mảnh đất rẫy rộng 2.600 m2 gần như vô giá trị nằm phía dưới chân núi, khô cằn, nghèo dinh dưỡng, dưới bàn tay và khối óc của ông đã biến thành một vườn cây trái xanh mướt, với 130 gốc cam quýt, 50 gốc lê đỏ, 30 gốc hồng không hạt, gần 100 gốc mận tam hoa, nhiều cây cảnh và một vườn ươm giống cây ăn quả. Ngày nay, khi giao thông thuận tiện, quýt Trà Lĩnh quê ông trở thành sản vật được nhiều người ưa thích, họ tìm đến tận nhà ông để mua quýt làm quà gửi biếu người thân ở Hà Nội và các tỉnh thành khác. Quýt Trà Lĩnh luôn được giá cao từ 35 - 40 nghìn đồng/kg, những ngày gần Tết, giá lên đến 70 nghìn đồng/kg vẫn không có bán. Mỗi năm, gia đình ông Tẩy thu hoạch hơn 1 tấn quýt quả, cùng với tiền bán các loại quả khác, tiền bán cây giống cho bà con trong vùng, ông tích luỹ từ 50 - 70 triệu đồng.

Không những làm giàu cho riêng mình, ông còn cung cấp giống quýt chất lượng tốt cho hàng trăm hộ nông dân trong vùng, hướng dẫn họ cách trồng, chăm sóc để cùng mọi nhà tạo ra nhiều sản phẩm quýt Trà Lĩnh có chất lượng, góp phần ghi tên một loại quả vốn bị bỏ quên lâu năm trở thành đặc sản nơi địa đầu Tổ quốc.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất