| Hotline: 0983.970.780

Người Hà Nội chật vật trốn nóng

Chủ Nhật 23/05/2010 , 08:30 (GMT+7)

Căn buồng ngủ nhỏ xíu của nhà chị Loan (Mỹ Đình 1, Hà Nội) mấy hôm nay kiêm luôn chức năng buồng ăn, buồng sinh hoạt chung của cả 5 người, vì là phòng duy nhất có điều hòa.

Căn buồng ngủ nhỏ xíu của nhà chị Loan (Mỹ Đình 1, Hà Nội) mấy hôm nay kiêm luôn chức năng buồng ăn, buồng sinh hoạt chung của cả 5 người, vì là phòng duy nhất có điều hòa.

Nhà có đến 3 buồng ngủ, một phòng khách, và một phòng ăn, song vì căn hộ áp mái của chị hứng nắng suốt từ sáng đến chiều, nên tối đến không khác gì cái lò lửa. Bật quạt trần khi đó cũng không khá gì hơn vì nhiệt độ ngoài trời và trong nhà gần như nhau.

"Hai hôm trước chúng tôi còn cố ăn cơm tối ở phòng khách, nhưng vừa ăn vừa chảy mồ hôi nhễ nhại nên bữa cơm thành cực hình, không thể chịu nổi. Ai cũng nuốt vội cho xong bữa", chị Loan kể. Thế là hôm qua, cả nhà chị 5 người lớn nhỏ dồn vào chiếc phòng ngủ 9m2 để ăn cơm, vì mới chỉ có phòng này kịp lắp điều hòa.

Còn ông Nhân, ở chung cư Yên Hòa 2, mấy hôm nay đành "nhịn" sở thích đánh bóng bàn của mình. "Mọi khi chiều nào cũng xuống tầng 1 cùng mấy ông bạn già làm vài trái cho khỏe, nhưng mấy hôm nay không dám, vì chưa đánh đã đổ mồ hôi ròng ròng", ông kể. Ông cũng cho nghỉ luôn sở thích đi dạo hóng mát cùng vợ và cậu cháu nội vào mỗi buổi chiều tối. "Thằng bé đi lớp mầm non về, tắm xong nằng nặc đòi ông đưa xuống sân. Nhưng chỉ lát sau đã phải lên tắm lại cho cả nhà, thế là đành ngồi lỳ trong nhà xem tivi giết thời gian vậy", ông bảo.

Ngay cả cánh đàn ông vốn ngại khẩu trang, áo dài giờ cũng trang bị kín như "ninja" vì quá nắng

Sân chung cư nhà ông trước đây chiều nào cũng tấp nập người lớn trẻ con xuống thả diều, chạy bộ, hóng mát thì mấy hôm nay vắng ngắt, do mọi người đều đã chui trong nhà trốn nắng. 9-10 giờ tối cũng chỉ có vài ba ông bà già cố gắng giữ thói quen đi bộ thể dục mà thôi.

Những nhà có điều hòa thì "trốn" tại gia, nhưng những nhà chưa có điều hòa thì quả là cực hình, và họ phải tự xoay xỏa cho qua thời gian cao điểm. Chị Phương, ở Giáp Bát, Hà Nội, mấy hôm nay phải "sơ tán" hai cô con gái nhỏ sang nhà bà ngoại ở khu đô thị mới Linh Đàm gần đó, vì nóng quá. "Mình chưa lắp điều hòa, xung quanh lại đều là nhà thấp tầng nên không có cái gì chắn nắng, tối về nhà nóng kinh khủng, trẻ con mệt mỏi, khóc như ri. Thế là mấy hôm nay hai vợ chồng cứ đón con về là gửi sang bà ngoại ngay, chung cư của bà ở gần hồ, lại ở tầng giữa nên có mát hơn chút ít. Có hôm vợ chồng con cái ở luôn nhà ngoại, có hôm chỉ hai vợ chồng về, rồi sáng hôm sau lại đến đón con đi học", chị Phương tâm sự.

Cũng vì chưa lắp điều hòa mà chị Hồng, thuê nhà tại tập thể Sông Đà, đối diện ký túc xá Thanh Xuân, Hà Nội, chọn phương án đưa chồng con đi... siêu thị trốn nóng. "Cứ ăn cơm tối xong là cả nhà dắt bộ sang khu bên kia đường, đi chơi các siêu thị, cửa hàng cho mát, đến 10 giờ, con buồn ngủ lắm mới kéo nhau về". Tương tự như chị Hồng, nhiều sinh viên các trường Đại học Hà Nội, Đại học Tự Nhiên và Nhân văn..., quanh khu này cũng chọn giải pháp trốn nóng trong siêu thị, hay lên giảng đường hoặc tới nhà người quen mát mẻ.

Trong những ngày nắng nóng, mọi người ngại nhất là phải chạy xe dãi nắng ngoài trời, nhất là những giờ cao điểm như buổi trưa, đầu giờ chiều.

Chị Duyên (Hà Đông, Hà Nội) mấy hôm nay thay vì đi xe máy đến chỗ làm như mọi khi đã quyết định đi chạy xe bus cho đỡ phải hứng nắng và hơi nóng từ mặt đường.

"Thật ra mình rất ngại đi ô tô vì say xe, nhưng thà thế còn hơn chạy xe máy phơi mặt trên đường Nguyễn Trãi giữa trời nắng rát, mắt cũng không mở ra được vì bụi, khói", chị Duyên kể. Chị cũng đã kịp "tậu" vé tháng để đi xe bus dài hạn, ít nhất là trong mấy tháng hè nóng như nung này.

Chị Duyên còn cho biết, chồng chị, vốn rất ghét bịt mặt hay mang kính khi ra đường vì cho là "chỉ đàn bà mới phải che chắn", nhưng mấy hôm nay không chịu được cái nắng rát mặt, cũng đã thay đổi thói quen. Cứ ra khỏi nhà là anh phải khoác chiếc áo dài tay và mang sẵn khẩu trang để tránh nắng.

Cũng vì thời tiết quá oi bức, mà chị Nga (Đại Mỗ, Hà Nội) phải thay đổi kế hoạch sau khi sinh xong. Sinh con đúng vào những ngày nắng nóng nhất, cả chị và em bé đều khó chịu vô cùng. Nhà chưa có điều kiện lắp điều hòa, người chị đầm đìa mồ hôi nhưng vẫn phải nghe lời mẹ chồng mặc áo dài tay, nên càng nóng. Em bé cũng khó chịu, quấy khóc suốt ngày đêm, khiến cả mẹ và bà đều phờ phạc. Cuối cùng, gia đình chồng chị quyết định cho hai mẹ con về quê ngoại tránh nóng vài tháng.

"Ở quê tất nhiên cũng vẫn nóng, nhưng còn đỡ hơn vì nhà cửa rộng rãi, thoáng mát, chứ thời tiết này mà suốt ngày phải rúc trong căn phòng 25m2 hầm hập nóng thế này thì chắc mình điên mất, con cũng không lớn được", chị Nga thổ lộ.

Không chỉ sinh hoạt đảo lộn, mà nếp ăn uống trong các gia đình cũng không giữ được "phong độ" như ngày thường. Chị Liên, ở tập thể Giảng Võ, cho biết mấy ngày nay nhà chị chỉ chơi bún với mỳ, hầu như rất ít ăn cơm. "Nấu cơm thì mỗi người cũng chỉ được lưng bát, ăn không trôi, thế là tôi đành chuyển món bún riêu cua, rồi bún dọc mùng. Còn nắng thế này thì chắc là còn ăn bún nữa". Có hôm, chán cơm, chị chuyển sang cháo cho... dễ nuốt.

Anh Hoa, ở tập thể Nghĩa Tân, Cầu Giấy mấy hôm nay chăm chỉ đi chợ mua đồ ăn sẵn, vì "Cái nhà bé như móng tay, cứ xào rán suốt thì nóng không chịu nổi, thôi thì cứ mua mấy đồ làm sẵn về ăn, cho giản tiện, đỡ nóng nực".

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm