| Hotline: 0983.970.780

Người hiến vàng

Thứ Hai 31/08/2015 , 08:44 (GMT+7)

Suốt chặng đường dài, ông Lũy và gia đình không quản vật chất, dốc sức nuôi giấu, che chở, tiếp tế, liên lạc, nhường cơm, sẻ áo cho cán bộ hoạt động trong những thời kỳ khó khăn nhất của đất nước.

Mười sáu tuổi làm liên lạc cho cách mạng. Không chỉ có vậy, ông Lâm Công Lũy ở xã Gio An, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã vận động ba mẹ mình ủng hộ của cải, thông qua Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ Bùi Trung Lập với khối lượng khó để tính thành tiền.

Giao liên trẻ tuổi

Ở tuổi 89, tuy sức đã yếu nhưng trong ngôi nhà nhỏ của mình, mỗi ngày ông Lũy, một lão thành cách mạng vẫn mê đọc sách, nghiên cứu và ghi chép những bài học làm người, những tư liệu lịch sử quý báu về quê nhà để lại cho con cháu.

Với ông, những thứ ấy như là báu vật kỳ diệu để con cháu tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ thành người sống có ích cho xã hội.

Bạn bè bảo ông Lũy là người không may mắn vì nhiều lần bị giặc bắt tù đày. Nhưng trong suy nghĩ của ông, làm cách mạng không phải để lấy thành tích, công danh, mà đơn giản chỉ là khi đất nước có giặc xâm lược, mình phải dấn thân, can trường để đánh thắng giặc.

Với suy nghĩ ấy, vào trước năm 1945, với một người xuất thân từ gia đình thuộc tầng lớp trung nông, khá giả như ông Lũy đã khiến không ít người thán phục.

Xã Gio An, quê ông có một vị trí địa chính trị hết sức quan trọng. Từ những năm 1930-1945, vùng này là căn cứ địa cách mạng. Năm 1938, đồng chí Lê Duẩn về dự Hội nghị cán bộ cốt cán tỉnh Quảng Trị tại Hóc Bồng, làng An Hướng, xã Gio An.

Từ đó ngọn lửa cách mạng của Gio An bùng lên thành những cao trào. Những người con anh hùng của xã Gio An hoặc đã từng sống và làm việc tại địa bàn bí mật xã Gio An, gồm đồng chí Bùi Trung Lập - Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ, Lâm Đại, Phạm Chít, Hồ Dục, Trịnh Điền...

Tại làng Gia Bình, một trong những người có ảnh hưởng lớn đến ông Lâm Công Lũy, là ông Lâm Công Tùy, anh con bác ruột, được ông Bùi Trung Lập đào tạo.

Thông qua ông Lâm Công Tùy và Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ Bùi Trung Lập, ngôi nhà của ba mẹ ông Lũy lúc ấy ở xóm ngoài làng An Nha đã trở thành cơ sở hoạt động bí mật của các đồng chí cán bộ Xứ ủy Trung Kỳ và Tỉnh ủy Quảng Trị.

Nhiệm vụ cách mạng của ông Lũy ngày ấy là làm giao liên. Hằng đêm, ông bí mật đưa những chỉ thị cách mạng của các đồng chí Bùi Trung Lập, Trương Công Kỉnh... treo lên những ngọn cây to được mật giấu từ trước để đợi cơ sở tìm về nhận.

Một nhiệm vụ cấp tốc và tối quan trọng lúc ấy là tìm sự ủng hộ của nhân dân về tiền của để in báo Cứu quốc, phục vụ công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của cách mạng, Bác Hồ về cơ sở.

Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề, vừa làm giao liên ông Lũy vừa vận động gia đình là bà nội và mẹ nhiều năm liền ủng hộ thường xuyên về tài chính, cụ thể là tiền bạc với số lượng rất lớn, khó đếm thành tiền.

Số tiền nhà ông Lũy ủng hộ lên đến hàng tạ vàng bạc, thông qua ông Bùi Trung Lập để giúp Việt Minh mua vũ khí đánh giặc Pháp, có thêm tiền in báo Cứu quốc.

Lúc bấy giờ cơ quan ấn loát của Xứ ủy Trung Kỳ nằm ở đồi Mụ Chẹn làng An Nha, xã Gio An. Tờ báo Cứu quốc số 1 được in ra, chính tay ông Bùi Trung Lập giao cho ông Lũy chuyển báo đến từng cơ sở cách mạng.

Suốt chặng đường dài, ông Lũy và gia đình không quản vật chất, dốc sức nuôi giấu, che chở, tiếp tế, liên lạc, nhường cơm, sẻ áo cho cán bộ hoạt động trong những thời kỳ khó khăn nhất của đất nước.

Trong lịch sử Báo chí cách mạng Quảng Trị, ông Lâm Công Lũy được nhắc đến như một nhân chứng quan trọng của thời kỳ phát triển báo Cứu quốc.

Ông Lũy nhớ lại ngày đó các đồng chí cán bộ của Xứ uỷ Trung Kỳ thường lui tới ở lại nhà ông. Đồng chí Bùi Trung Lập nhắc nhở anh em phải chủ động phổ biến tình hình tới các tổ chức Đảng, cơ sở cách mạng.

Giải phóng dân tộc là nhiệm vụ bức thiết nhất của cách mạng Đông Dương lúc này. Vận động quần chúng nhân dân tập hợp lực lượng, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền về tay cách mạng.

Một đời kiên trung

Thế rồi, Cách mạng Tháng 8 thành công, ông Lũy tiếp tục tham gia phong trào đánh Pháp, đuổi Nhật và giữ những chức vụ từ thư ký xã bộ Việt Minh cho đến Phó ban Thanh niên xã.

17-10-30_ong-luy-2
Ông Lũy và cháu nội

Ông vào Đảng rồi tiếp tục tham gia các chức vụ Bí thư Đoàn Thanh niên xã, Huyện đoàn Gio Linh, Văn phòng Huyện ủy Gio Linh, rồi làm cơ sở bí mật nội tuyến tại xã Gio An cho đến năm 1954, hòa bình lập lại.

Trong xác nhận thành tích cho ông Lũy vào năm 1995, ông Nguyễn Văn Lam, Phó Bí thư Đảng bộ xã Gio An cho biết tháng 7/1954, ông Lam và ông Võ Trí - Bí thư Đảng bộ xã Gio An bố trí ông Lâm Công Lũy ở lại địa phương hoạt động bí mật trong lòng địch để cung cấp mọi tin tức tối quan trọng cho cách mạng.

Đến tháng 10/1956, ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, sau đó cơ sở bị lộ nên ông Lũy bị địch bắt tù.

Cuộc đời hoạt động cách mạng của ông Lũy là một tấm gương sáng để con cháu luôn noi theo. Với ông, đất nước được thanh bình như hôm nay là hồng phúc.
Tuổi 89, ông mong muốn được khỏe mạnh hằng ngày để yên vui bên gia đình, con cháu và bà con quê hương.

Ra tù lần thứ nhất, ông Lũy lại trở về quê hương tiếp tục tham gia động cách mạng, thuộc chi bộ Đảng xóm chợ, làng An Nha.

Ông Lũy là một người không may mắn. Giải phóng xã Gio An được một vài tháng, tổ chức bố trí nhiệm vụ mới ông đang thực hiện thì đến tháng 4/1965, cơ sở bị lộ, ông Lũy một lần nữa bị địch bắt giam tù tại nhà lao Thừa Phủ ở Huế.

Tại đây, hồ sơ của ty cảnh sát quốc gia chính quyền miền Nam mà chúng tôi có được, nhận định về ông như sau: “Lâm Công Lũy là một trường hợp đặc biệt, có trình độ văn hóa, hiểu biết sâu sắc, một cựu tù chính trị, cựu đảng viên Cộng sản, một cơ sở bí mật, có thể đương sự giữ một chức vụ quan trọng trong cấp lãnh đạo của chúng, nhưng không thành thật khai báo, chứ không phải làm cứu thương viên thôn An Nha, đề nghị tống biệt giam".

Luôn luôn bất hợp tác với giặc, vừa mới ra tù lần thứ hai vào cuối năm 1968, ông Lũy chủ động móc nối với cơ sở cách mạng, tiếp tục tham gia hoạt động nội tuyến, là cơ sở hoạt động bí mật tại thị xã Quảng Trị cho đến năm 1972, giải phóng Quảng Trị.

Thời gian này với tư cách là thầy giáo ở Trường Bồ Đề Quảng Trị để che giấu hoạt động cách mạng. Nhiều học sinh nhà trường được ông Lũy bí mật đưa lên rừng hoạt động, ra miền Bắc học hành sau này trở thành cán bộ các ban, ngành trong tỉnh Quảng Trị như anh Trần Đức Nhu, nguyên PGĐ Sở NN-PTTN, anh Nguyễn Ngọc Sắc, nguyên Chủ tịch huyện Hướng Hóa; anh Nguyễn Văn Sắc, nguyên Trưởng phòng Tổ chức Công an tỉnh...

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm