| Hotline: 0983.970.780

Người không chịu giàu riêng: Nấm sạch Quảng Hội

Thứ Tư 07/12/2016 , 14:15 (GMT+7)

Đã qua rồi cái thời hợp tác xã (HTX) là con đẻ của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp mà ở đó xã viên bị tước hết mọi quyền lợi về tư liệu sản xuất cũng như công sức lao động…

nh-1162632203
Chị Đào Thị Thiện - Giám đốc HTX SX chế biến và tiêu thụ nấm Sáng Thiện
 

Giờ HTX kiểu mới là cái đích đến của nhiều người muốn làm ăn cùng hội cùng thuyền để hợp sức xây dựng thương hiệu, để bảo vệ nhau trên thương trường vốn đang khốc liệt như chiến trường, dựa vào nhau mà trở nên giàu có…

Từ vài năm trở lại đây, nhiều phụ nữ tại thôn Quảng Hội, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã thực sự đổi đời nhờ mạnh dạn chuyển hướng đầu tư vào những cây nấm sạch.

Những lán trại trồng nấm an toàn cứ dần dần được dựng lên trong niềm tin tưởng và hồ hởi của bà con, đem lại thu nhập hàng chục triệu đồng/năm. Cũng chính nhờ nấm mà đời sống của người nông dân nơi đây đang thay da đổi thịt từng ngày.

Chị Đào Thị Thiện, Giám đốc HTX Sản xuất Chế biến và tiêu thụ nấm Sáng Thiện là người đầu tiên đưa cây nấm về đất Quang Tiến tỏ ra tin tưởng vào hướng đi mới này.

Về Quảng Hội những ngày này, đi tới đâu, chúng tôi cũng được nghe chuyện về cây nấm. Những lán trại trồng loại thực phẩm siêu sạch này mọc lên như…nấm sau mưa, cái sau bề thế, quy mô hơn cái trước.

Cẩn thận tưới tắm cho những cây nấm trắng muốt, chị Thiện tâm sự loại cây này bén duyên với người Quảng Hội một cách rất tình cờ.

Hơn 10 năm về trước, chị Thiện chưa từng nghĩ tới việc sẽ trở thành bà chủ của cơ ngơi trị giá hàng trăm triệu đồng như hiện nay. Thời điểm ấy, chị vẫn quẩn quanh với mảnh ruộng nhỏ, vài con lợn nái trong chuồng và một đàn gà ngoài sân.

Không túng thiếu nhưng cũng không thể bật lên, làm giàu được. Trong một lần xem truyền hình nói về hiệu quả của mô hình trồng nấm, chị bắt đầu “ôm mộng” làm giàu với hướng đi mới này.

Nghĩ là làm, tháng 4/2006, chị dồn hết vốn liếng trong nhà mới được 2 triệu đồng bắt đầu nghiệp sản xuất nấm. Để có thêm vốn, chị mạnh dạn vay Ngân hàng NN- PTNT huyện Sóc Sơn thêm 8 triệu để đầu tư.

Khoảng đất rộng 200m2 ngay trước nhà được dọn sạch nhường chỗ cho trại nấm tạm bợ làm bằng tre nứa, trồng nấm rơm, nấm sò và nấm mỡ. Tỉ mẩn vừa chăm cây, chị vừa học hỏi thêm kinh nghiệm từ sách vở cũng như các mô hình tương tự tại Sóc Sơn và Trung tâm Công nghệ sinh học và thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp).

Lứa đầu tiên, nấm mọc dày đặc trắng, xóa trên các bịch vật liệu. Dù phải lụi hụi dậy sớm thu hoạch, chị vẫn thấy vui vì lứa sản phẩm đầu tiên khi đưa ra chợ đầu mối bán lẻ. Nấm nhiều bán chẳng hết, chị Thiện tìm mối gửi bán ở chợ đêm Hà Nội.

Hàng xóm láng giếng của chị, nhớ lại những ngày ấy, người phụ nữ gầy gò này ngày ngày lẽo đẽo hơn 10 cây số trong đêm rét mướt đi gửi hàng, có hôm xe hỏng, chị phải còng lưng lọ mọ dắt bộ đến 7, 8 cây số.

Trời không phụ lòng người, sau 6 tháng đầu tiên khởi nghiệp, trang trại nấm “tí hon” ở Quảng Hội ngày ấy đã đem lại cho chị Thiện mức lãi lên tới 40 triệu đồng- một con số mà nằm mơ trước đó cũng không dám nghĩ tới.

Từ đây, người phụ nữ ấy mạnh dạn nghĩ tới việc làm ăn lớn. Chị tiếp tục đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Đến năm 2010, trang trại nấm đã mở rộng lên gấp 3 lần. Lúc này, hoàn toàn có thể làm giàu ở quy mô hộ cá thể nhưng chị Thiện không muốn như thế mà muốn xây dựng một phường hội cùng nghề, muốn tạo dựng một thương hiệu nấm sạch cho quê hương.

Hơn thế nữa, làm ăn tập thể sẽ còn khắc phục tình trạng phập phù về số lượng sản phẩm, khắc phục tình trạng bị các đối thủ cạnh tranh “bẻ gãy” như bẻ từng chiếc đũa. Cả bó đũa bao giờ cũng hơn một chiếc đũa đơn độc.

Nghĩ vậy, cuối năm 2010, chị Thiện đã đứng lên động viên, tập hợp thêm 9 thành viên khác của xã cùng làm nghề nấm và tạo dựng nên HTX Sản xuất chế biến và tiêu thụ nấm Sáng Thiện, chính thức nhân rộng mô hình trồng nấm thương phẩm tới vùng quê vốn trước đây nghèo khó của huyện Sóc Sơn.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất