| Hotline: 0983.970.780

Người kiên trì nuôi gà ta

Thứ Bảy 28/04/2018 , 08:01 (GMT+7)

Phan Văn Hòa nhập ngũ năm 1987, thuộc bộ đội Biên phòng, đóng tại tỉnh biên giới Lạng Sơn, được mệnh danh là “Lính 87”. Sau 4 năm trong quân ngũ, Hòa về quê bám nghề nông.

Gà thả vườn của anh Hòa

Anh “về vườn” ở thôn Gẳm, xã Tử Du, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) với diện tích hơn 3ha, trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Từ cuối năm 2005, Hòa chuyển hướng sang nuôi gà ta truyền thống.

Được người quen giới thiệu và cũng tự đi tìm hiểu, Hòa lần mò sang huyện Tam Đảo để mua giống gà. Mỗi lần anh mua từ 3.000 - 4.000 gà “bóc trứng” về nuôi. Trong vòng 3 tháng, gà đã đạt 2 - 2,5kg/con. Thức ăn cho gà, anh chọn lựa kỹ càng. Sau một thời gian thử nghiệm, theo dõi, cuối cùng anh chọn loại cám “Voi vàng” sản xuất theo công nghệ Pháp, có các loại cám sử dụng cho từng loại gà theo “tuổi”.

Do có vườn đất rộng, Hòa nuôi gà ta chủ yếu là thả vườn. Gà nuôi phù hợp với môi trường tự nhiên, nhưng lại được chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ, cách ly với môi trường bên ngoài. Chuồng trại được sát trùng rất kỹ. Ngoài đợt phun thuốc định kỳ của cán bộ thú y địa phương, thì gia đình giữ đều đặn phun thuốc sát trùng hàng tuần. Bởi thế, từ khi bắt đầu nuôi đến nay, gà của Hòa chưa hề bị dịch bệnh, phát triển khỏe mạnh, tự nhiên.

Tính đến cuối năm 2017, đàn gà của Phan Văn Hòa đã đạt con số 10.000 con thương phẩm. Đầu năm 2018, anh đã cho xuất chuồng một đợt 3.000 con. Do giống đang lên giá, nên hiện nay anh chưa tăng thêm, mà duy trì đàn 7.000 con. Gà của Hòa hiện đã có tiếng ở địa phương do thịt chắc, thơm ngon và an toàn.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Thủ phủ cam Cao Phong tái canh để cứu cây đặc sản

Cao Phong, Hòa Bình từng là thủ phủ cam nổi tiếng của miền Bắc nhưng khi giá bán hạ, bệnh phát sinh khiến địa phương này phải tính đến bài toán tái canh.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.