| Hotline: 0983.970.780

Người lao động thiếu kỹ năng “mềm”

Thứ Năm 28/02/2013 , 10:35 (GMT+7)

Tỷ lệ lớn người lao động quay lại làm việc sau Tết Nguyên đán là tín hiệu mừng? Ngành nghề nào sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ mất việc nhất?

Tỷ lệ lớn người lao động (NLĐ) quay lại làm việc sau Tết Nguyên đán là tín hiệu mừng? Ngành nghề nào sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ mất việc nhất? Đó là những vấn đề “nóng”, được giải đáp tại buổi đối thoại trực tuyến trên Cổng Thông tin Chính phủ với chủ đề “Kết nối cung - cầu trên thị trường lao động và định hướng phát triển” ngày 27/2.

Nếu như các năm trước, sau Tết DN toát mồ hôi đi tìm lao động thì năm nay không như thế. Ở vai trò quản lý, bà Nguyễn Thị Hải Vân, Phó Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH thẳng thắn nhận xét: năm 2012 nhiều DN có tới 90% (thậm chí là 100%) lao động quay lại làm việc, không thấy hiện tượng giữ lương của NLĐ. Trong tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, NLĐ chưa chắc sẽ tìm được việc tốt hơn nên phải “an phận”.

Bà Vân dự báo, thị trường việc làm năm 2013 rất sôi động, đặc biệt các tỉnh phía Nam như Đồng Nai, TPHCM, Bình Dương. Các ngành có cơ hội việc làm lớn là chế biến gỗ, xây dựng, SX trang phục, chế biến thực phẩm, bán lẻ, công nghệ thông tin, điện, điện tử. Nghề có nhu cầu tuyển dụng cao như kỹ sư xây dựng, kỹ sư cơ khí, chế tạo…


Lần đầu tiên Cổng TTĐT tổ chức đối thoại trực tuyến về kết nối cung - cầu 
trên thị trường lao động

Bức tranh về thị trường lao động thời gian tới cũng được PGĐ Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội, Vũ Quang Thành nhận định, các nhóm ngành KT-XH, kế toán tài chính sẽ tiếp tục dư thừa. Còn nhóm ngành như cơ khí, điện tử, bán hàng, marketing sẽ ngày càng cần một lượng lớn lao động và DN có nhu cầu lớn nhưng lại không tìm được đủ lao động.

“Tại sao lại có tình trạng thừa - thiếu lao động? Nhiều lao động phổ thông khó tìm việc do không được trang bị kỹ năng mềm, kỹ năng trả lời phỏng vấn, như khả năng làm việc theo nhóm hoặc các kỹ năng giao tiếp. Tới đây, có biện pháp hỗ trợ nào khả thi cho vấn đề này?

Bà Nguyễn Thị Hải Vân thừa nhận: Câu hỏi mang tính nhận định hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, nhiều trung tâm đào tạo nghề mở rất nhiều khóa đào tạo về kỹ năng mềm và NLĐ cần có ý thức để trang bị các kỹ năng mềm cần thiết khi tham gia phỏng vấn tuyển dụng. Ngoài ra, Bộ LĐ-TB&XH cũng đưa vào dự thảo Luật Việc làm về quy định kỹ năng nghề, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề để tạo điều kiện hơn nữa cho DN khi tuyển dụng.

Đến từ tỉnh Bắc Ninh, Sở LĐ-TB&XH Đỗ Thanh Quang kể về chuyện Cty Samsung có nhu cầu rất lớn về lao động phổ thông với các tiêu chuẩn như tốt nghiệp THPT, độ tuổi từ 18-25. Thế mà Cty vẫn không tuyển đủ người địa phương mà phải ra nhiều vùng lân cận. Nguyên nhân bởi nhiều lao động thiếu kỹ năng “mềm” như chưa biết cách trả lời phỏng vấn sao cho thuyết phục DN khi tuyển dụng.

“Tại sao chỉ có 25% bạn trẻ tìm đến sàn giao dịch việc làm” cũng là câu hỏi được nhiều thanh niên quan tâm. Là người quản lý trực tiếp Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội, ông Vũ Quang Thành cho hay, không phải ai đến sàn giao dịch việc làm cũng tìm được việc làm bởi sàn chỉ là nơi kết nối giữa DN với NLĐ, quyết định vẫn là ở DN tuyển dụng.

“NLĐ phải nắm vững chuyên môn; tự tin. Khi tham gia phỏng vấn một vị trí nào thì nên tìm hiểu vị trí và năng lực tham gia của bản thân và tìm hiểu phong cách quản lý, văn hóa của DN đó”, lời khuyên của ông Đỗ Thanh Quang, PGĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh.

Để tạo thêm niềm tin cho NLĐ khi tìm đến sàn giao dịch việc làm, ông Thành kiến nghị Bộ LĐ-TB&XH nên có một số cơ chế, chính sách gắn kết hơn nữa DN với trung tâm giới thiệu việc làm; sớm có tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động của sàn giao dịch việc làm, từ đó có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho sàn giao dịch này.

Tiếp thu kiến nghị, bà Vân bổ sung thêm: Thời gian tới yêu cầu các địa phương tăng cường truyền thông để NLĐ biết đến những hoạt động cụ thể của sàn giao dịch việc làm, trung tâm giới thiệu việc làm, những lợi thế, ưu thế so với các kênh tìm kiếm việc làm khác.

Thêm vào đó, cập nhật thông tin dữ liệu lao động việc làm để cung cấp thông tin, tư vấn cho DN và NLĐ. Đồng thời, cần tăng cường tư vấn thông tin chính sách pháp luật cho người sử dụng lao động và NLĐ; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trung tâm, sàn giao dịch việc làm...

Về phía cơ quan quản lý Nhà nước sẽ nghiên cứu, giới thiệu, tăng cường kỹ năng tư vấn cho DN. Đối với DN cần quan tâm chính sách tiền lương, đãi ngộ, nhà ở, đời sống vật chất và tinh thần để NLĐ gắn bó.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Đề nghị xử lý hình sự đối tượng cố tình đánh bắt cá ở vùng biển nước ngoài

Chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Bà Rịa - Vũng Tàu góp phần cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' của EC.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất